Skip to content
Top banner

KHÁI NIỆM VỀ SỰ “TỰ-THÔNG-TRUYỀN-CHÍNH-MÌNH CỦA THIÊN CHÚA” TRONG THẦN HỌC CỦA KARL RAHNER

COMMUNICATION-THEOLOGY
2024-03-31 21:19 UTC+7 342
Karl Rahner, một nhà thần học quan trọng của thế kỷ 20, đã nổi bật với quan điểm về việc Chúa “tự-thông-truyền-chính-mình” cho loài người. Qua công trình của mình, Rahner nhấn mạnh rằng Chúa luôn “tự-thông-truyền-chính-mình” và mỗi mặc khải cá nhân (mặc khải tư) nhận được đều là một món quà từ Chúa. Ông đặc biệt chú ý đến hai hình thức “tự-thông-truyền-chính-mình”: Sự Nhập Thể của Chúa qua Chúa Giê-su Kitô và khả năng con người cảm nhận và đón nhận lòng sùng kính Chúa thông qua ân sủng...

KHÁI NIỆM VỀ SỰ “TỰ-THÔNG-TRUYỀN-CHÍNH-MÌNH CỦA THIÊN CHÚA” TRONG THẦN HỌC CỦA KARL RAHNER

Nguyên tác: Michael Grütering. Der Begriff Selbstmitteilung Gottes in Karl Rahners Theologie. Wrocławski przegląd teologiczny. 24 (2016) nr 1. Doi: 10.34839/wpt.2016.24.1.101-110

Chuyển ngữ: Lm. Phêrô Nguyễn Văn Dũng, OFM

 

Chúa đã gọi con, đã gọi to và phá tan sự điếc lác của con. Chúa đã soi sáng và xua đi sự mù lòa của con. Chúa đã tỏa hương thơm ngát để con được thưởng thức, và giờ đây hối hả quay về với Chúa. Con đã nếm thử Chúa và giờ đây con đói khát Người. Chúa đã chạm đến con, nên giờ đây con nóng lòng chạy đi tìm an bình nơi Chúa.[1]

Hãy nhìn nhận thêm rằng, thực tế thì Giáo hội, đã nói rất ít dù có hệ thống giáo lý đức tin có chi tiết đến đâu, ấy là: có một mầu nhiệm không thể hiểu thấu, rất thực trong sự tồn tại của chúng ta, đó là Thiên Chúa, và vị Thiên Chúa này gần gũi với chúng ta. Sự hoàn toàn tự do khi “tự thông-truyền-chính-mình của Thiên Chúa, đã được nhìn thấy là thật, là có hiệu lực cách không thể sai lầm nơi Đức Giêsu và định mệnh lịch sử của Người. Trong sự đơn giản đến không ngờ, bạn thực sự nhìn thấy trọn vẹn Kitô giáo.[2]

Karl Rahner (1904–1984), nhà thần học và linh mục Dòng Tên, đã định hình thần học của thế kỷ 20 khác với các thần học gia khác. Ông được ca ngợi [3] và cũng bị chỉ trích [4]. Lớn lên và được định hình bởi linh đạo I-nha-xi-ô, đây chính là cội nguồn thần học của ông. Từ năm 1961, thông qua thông báo của Hồng y Franz König của Vienna, Giáo hoàng Gioan XXIII đã chỉ định Karl Rahner là nhà thần học của Công đồng Vatican II. Karl Rahner đã nghiên cứu các đề xuất thần học và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho Công đồng Vatican II. Những đóng góp đáng kể của ông cho tín lý về mặc khải và việc tái thiết lập chức vụ phó tế vĩnh viễn.

Ngay trong bài viết đầu tiên của mình, "Tại Sao Chúng Ta Cần Phải Cầu Nguyện",[5] Karl Rahner đã nói về việc Thiên Chúa tự thông truyền chính mình cho con người. Ông tham chiếu đến lời mở đầu thứ 15 của Bài Tập Linh Thao của I-nha-xi-ô Loyola [6] và, dựa theo Kinh Thánh, đoạn thư của Giacôbê (4:8): “Hãy đến gần Chúa; và Ngài sẽ đến gần bạn.” Ý tưởng về việc Chúa tự thông truyền chính mình cho nhân loại được rút ra từ linh đạo I-nha-xi-ô, “theo đó, con người chạm vào (không nắm bắt) Chúa trong lời cầu nguyện, có thể cảm nhận sự gần gũi trực tiếp của Ngài, và chắc chắn cũng là bằng chứng cho một trải nghiệm đức tin cá nhân.”[7] Ông tiếp tục nói, "Con người là hữu thể phải đối diện với chính mình, luôn luôn phải quan tâm đến bản thân," [8] và con người được bao quanh bởi "một vô hạn không thể diễn đạt" mà chúng ta gọi là Thiên Chúa. Ngài không muốn ở xa, mà muốn đến gần con người. Vì vậy, khi Ngài tự nguyện trở thành con người, Ngài đã tự thông truyền chính mình một cách trọn vẹn. Rahner coi việc Chúa tự thông truyền chính mình cho con người như một món quà của Thánh Thần: "Sau đó, NGƯỜI ban cho họ Thánh Thần của Chúa... Là bảo chứng cho sự sống đời đời của họ." [9]

Việc thông dịch thần học truyền thống của Rahner sang ngôn ngữ của thời đại, trong và đặc biệt sau Thế chiến II, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng qua quãng thời gian dài học tập và được nuôi dưỡng qua sự đối đầu không ngừng với những lo lắng tôn giáo của mọi người về Kinh Thánh và thần học. "Rahner đã phát triển một hướng dẫn thần học cơ bản cho đức tin sau khi mọi thứ hiển nhiên kết thúc, bao gồm cả các truyền thống Kitô giáo".[10]

Người quy ngã tin rằng không có gì tồn tại bên cạnh mình, nhưng cũng tin rằng không có gì phát triển một cách có kế hoạch. Chính trong "thế giới này, như một diệu kỳ của tình yêu Thiên Chúa, sự tự thông truyền chính mình một cách siêu nhiên của Thiên Chúa tới tạo vật diễn ra theo cách mà Chúa tự mình, bước ra khỏi bản thân, nhận lấy một thực tại tạo dựng cho chính mình trong sự kết hợp của ngôi hiệp, qua đó thực sự trút bỏ chính mình và trở thành một tạo vật." [11] Dưới quan điểm mọi thứ bên ngoài được gọi là tạo vật của Chúa, việc Thiên Chúa trở thành người được xem là hành động sáng tạo cao nhất của Chúa. Thế giới mà Chúa cho phép tội lỗi tồn tại, vì thế, là một thế giới "trong đó sự nhập thể của Lời Chúa cần thiết vì tội lỗi và sự cứu rỗi của chúng ta." [12]

Roman Siebenrock, trợ lý nghiên cứu tại Học viện Thần học Cơ bản tại Đại học Innsbruck, mô tả công trình của Rahner: "Giống như Clement thành Alexandria, Rahner đã viết những bức tranh thần học đại diện cho một hướng dẫn vững chắc trong kỷ nguyên mới của lịch sử Giáo hội." [13]

Rahner đã trình bày về khái niệm “tự-thông-truyền-chính-mình” của Thiên Chúa trong một bài viết của quyển sách bách khoa toàn thư về thần học và Giáo hội, mà ông là đồng biên tập. [14] Một cách tóm tắt ngắn gọn nhất, bài viết đó nói rằng sự “tự-thông-truyền-chính-mình” của Thiên Chúa là một hành động ân sủng của Thiên Chúa ban cho tạo vật của Ngài, sau đó cần được hình thành thành các phần riêng biệt theo nghĩa của thần học tín lý.

Một cách suy đoán, đối với Rahner, thuật ngữ “tự-thông-truyền-chính-mình” của Chúa có một ám chỉ về Ba Ngôi. Trong Chúa, có một mối quan hệ lẫn nhau giữa các Ngôi vị. Đây là điểm khởi đầu mà từ đó chúng ta có thể bắt đầu suy ngẫm về Ba Ngôi. Rahner giải thích: "Chúa đã “tự-thông-truyền-chính-mình” cho tạo vật trong sự “tự-thông-truyền-chính-mình” hoàn toàn tự dođến mức Ba Ngôi Nội Tại trở thành Ba Ngôi nhiệm cục cứu độ và do đó, ngược lại, Ba Ngôi nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa mà chúng ta trải nghiệm cũng là Ba Ngôi Nội Tại. Nói cách khác, Ba Ngôi của Chúa đối với chúng ta đã là thực tại của Chúa như Ngài tự tỏ lộ: 'Ba Ngôi Vị'.[15] Vâng, Karl Rahner gọi sự “tự-thông-truyền-chính-mình” này với tên của Chúa: 'Sự “tự-thông-truyền-chính-mình” tuyệt đối của Thiên Chúa đến thế giới như một mầu nhiệm tiến gần, trong sự nguyên thủy tuyệt đối và không thể suy luận của nó, được gọi là Cha, như một nguyên lý tự hành động và một nguyên lý cần thiết phải hành động trong chính lịch sử vì sự “tự-thông-truyền-chính-mình” tự do này, và như Thánh Thần được chúng ta nhận và chấp nhận'".[16]

Chỉ thông qua mạc khải, con người mới có thể nhận thức được về Chúa. "Đầu tiên, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, hai mầu nhiệm của Sự nhập thể và của ân sủng không gì khác hơn là sự triệt để huyền nhiệm của mầu nhiệm mà chúng ta đã phát triển trong triết học tôn giáo cũng như về mặt thần học, như là mầu nhiệm nguyên sơ thực sự: Chúa như là mầu nhiệm thần thiêng và vĩnh cửu đối với tạo vật, và trong hai trường hợp này không phải theo cách tạo ra khoảng cách cự tuyệt, mà theo cách của sự gần gũi tột độ". [17]

Nếu ta xem xét những gì Rahner đã viết từ đầu, ta thấy ông nói về sự gần gũi của Chúa với con người. Có lẽ, chính những trải nghiệm của ông trong Thế chiến thứ Hai đã khiến ông nói về sự xa cách cự tuyệt/khước từ của Chúa ở đây.

Vì vậy, sự “tự-thông-truyền-chính-mình” của Chúa qua Sự nhập thể và con đường đến với điều đó qua ân sủng của Chúa là hai điều cần được khám phá ở đây.


Sự Nhập Thể Là Cách Chúa “tự-thông-truyền-chính-mình”

Trong lịch sử thần học, các vấn đề về Sự Nhập Thể của Chúa không phải là những vấn đề đầu tiên được thảo luận. Một trong những chứng nhân sớm nhất của ý tưởng này là Athanasius thành Alexandria. Trong tiểu sử về Đan viện phụ Anthony, Athanasius đã mô tả Đan viện phụ Anthony như một người bắt chước Chúa Kitô một cách hoàn hảo. Giống Chúa Kitô, Đan viện phụ đã chiến đấu chống lại cái ác và chiến thắng. Tuy nhiên, Athanasius không bao giờ nhắc đến việc suy ngẫm trong cuộc đời của Đan viện phụ Antony, điều này đối với những người Alexandria như Clement và Origen vẫn là con đường dẫn đến sự thần thánh hóa và giải thoát. Thay vào đó, Athanasius mô tả Antony bắt chước sự hạ mình của Lời Nhập Thể xuống thế giới vật chất. Chính vì Chúa bước vào những vùng đất thấp của thế giới, con người mới tìm thấy con đường đến với Chúa và sự cứu rỗi.

Augustine của Hippo với học thuyết về tội nguyên tổ và Anselm của Canterbury (1033–1109) đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ở phương Tây. Với công trình "Tại Sao Chúa Làm Người" của mình, ông đã trở thành người tiên phong cho thần học phương Tây của Giáo hội. Đối với ông, tội lỗi của Adam là một sự xúc phạm nghiêm trọng đối với Chúa đến mức sự chuộc tội trở nên cần thiết nếu không muốn kế hoạch của Chúa bị phá hủy hoàn toàn. Giờ đây, khi Lời của Chúa đã trở thành người, hoàn toàn là Chúa và hoàn toàn là con người, Con của Chúa, với tư cách là Đấng Cứu Chuộc, có thể mang lại sự cứu rỗi. Nói cách khác, qua cái chết khủng khiếp của chính Con Ngài, Chúa cứu rỗi tạo vật của mình.

Trong cuộc đối thoại giả tưởng giữa Anselm và tu sĩ Boso, họ đồng ý rằng con người có bổn phận phải bồi thường vì sự bất công đã gây ra. Tuy nhiên, chỉ có một người không vướng tội lỗi mới có thể thực hiện điều này một cách hiệu quả. Nhưng, qua bản chất nhân loại của mình, tất cả mọi người đều bị vướng vào tội lỗi. Do đó, Chúa sẽ phải từ chối tất cả mọi người, điều mà Ngài không thể làm vì Ngài phải bảo vệ họ như Đức Chúa của họ. Từ đó suy ra, chính Chúa phải trở thành con người để thực hiện sự chuộc tội. Vì vậy, câu hỏi liệu Chúa có thể cứu rỗi thế giới theo một cách nào khác ngoài Sự Nhập Thể của Chúa Con không, vẫn chưa được thảo luận.

Trong một bài viết cho Hiệp Hội Phaolô về Những Câu Hỏi liên quan đến Thần Học Sự Nhập Thể, Rahner đã nêu lên suy nghĩ của Công đồng Chalcedon về hai bản chất trong Chúa Kitô và nói rằng, mặc dù chúng ta có ý niệm mơ hồ về Chúa (vượt qua những gì có thể được biểu đạt), chúng ta biết nhiều điều về con người. Giờ đây, giải pháp cho câu hỏi: "Tại sao chỉ có một Chúa Kitô, và Chúa Kitô đó phải là người?" [18]

Trong bài viết "Suy tư về Thần học Thơ Ấu",[19] Rahner mở rộng sự suy ngẫm thoáng qua về cách Chúa “tự-thông-truyền-chính-mình” trong Sự Nhập Thể của Chúa Con. Ông nhấn mạnh rằng lời Chúa gửi đến loài người: "Quả thật, Tôi nói với anh em, nếu anh em không ăn năn và trở nên như trẻ thơ, anh em sẽ không thể bước vào nước trời", [20] dựa trên sự mở cửa vô hạn và cơ bản của sự hiện hữu. Điều này, cuối cùng, là điều kiện tiên quyết để được nhận làm con trong mối quan hệ con cái với Chúa. Có nghĩa là, "mọi mối quan hệ con cái trên trời và dưới đất đều bắt nguồn và được đặt tên từ mối quan hệ con cái duy nhất, nơi mà Logos nhận được bản chất của mình từ Cha qua sự phát sinh vĩnh cửu."[21] Chúng ta, loài người, sau đó được chia sẻ phần nào trong mối tương quan tử hệ này.

Trong bài viết lớn của mình về "Sự Nhập Thể", Rahner khởi đầu từ việc Kitô giáo được đặt tên theo Chúa Giê-su Kitô. Đối với ông, đây là sự tham chiếu đến trung tâm của mọi sự kiện. Trong Chúa Giê-su Kitô, tình yêu của Chúa dành cho loài người trở nên hữu hình cũng như tình yêu của con người dành cho Chúa trở nên khả thi.[22] Ngay trong đoạn thứ hai, ông đã viết: "... rằng Chúa, vô hạn, thiêng liêng và tuyệt đối, vì Ngài là tình yêu tự do, muốn tự mình truyền đạt ra bên ngoài cho những thứ không thuộc về thần thánh trong ân sủng tự do, và do đó muốn thế giới, như người nhận “tự-thông-truyền-chính-mình” này, được sáng tạo ra một cách mà sự “tự-thông-truyền-chính-mình” này thật sự trở thành mục tiêu toàn diện của Chúa, nhưng không phải là quyền của tạo vật hữu hạn, mà vẫn là ân sủng tự do của tình yêu Chúa".[23]

Chúa tự do chọn Sự Nhập Thể của Ngôi Lời trong Chúa Giê-su Kitô là con đường của Ngài. Ngài là Đấng cứu thế cho thế giới, Sự Nhập Thể của Chúa và biểu hiện của sự chăm sóc và yêu thương lớn nhất có thể.[24] Lời của Tông đồ Phao-lô minh họa: "Nhưng nếu chúng ta là con cái, thì chúng ta cũng là thừa kế; chúng ta là thừa kế của Chúa và đồng kế thừa với Chúa Kitô, khi chúng ta chịu khổ cùng Ngài để được vinh hiển cùng Ngài." (Rô-ma 8:17)

Có một mối liên kết nội tại giữa Sự Nhập Thể của Chúa và ân sủng. "Thực ra, Chúa đã muốn trật tự của ân sủng phải tách biệt khỏi Ngôi Lời Nhập Thể (Verbum incarnatum). Trật tự của ân sủng và Sự Nhập Thể đều dựa trên ân sủng tự do của Chúa." [25] Đây là quyết định tự do của Chúa để tự trút bỏ mình vào tạo vật của Ngài. Thế giới trở thành nơi của ân sủng, và con người cùng môi trường sống của họ trở thành nơi mà Chúa có thể được tìm thấy trong mọi hoàn cảnh.


Ân sủng như cách Chúa “tự-thông-truyền-chính-mình”

Trong tiếng Đức, từ "ân sủng" mang ý nghĩa liên quan đến luật lệ và chế độ phong kiến. Nhưng trong Kinh Thánh, nó không mang ý nghĩa đó. Từ này có liên kết với thuật ngữ rechem (tử cung), nơi mẹ cung cấp sự bảo vệ và chăm sóc toàn diện cho sự sống đang phát triển bên trong. Về nguồn gốc từ ngữ, từ này cho thấy không có gì vượt qua được nó, đây là tình yêu thương cao nhất. Đối với Giáo hội Kitô giáo sơ khai, ân sủng trước hết là sự chăm sóc tự do, không thể nắm bắt được và mang lại sự cứu rỗi của Chúa cho loài người qua Chúa Giê-su Kitô và qua món quà của Thánh Thần. Điều này chứng tỏ rằng con người không có ân sủng từ chính mình, mà ân sủng đó là món quà từ Chúa. Đó là lý do Thomas Aquinas phân biệt giữa ân sủng vô tạo (Chính Thiên Chúa trong thái độ yêu thương đối với con người) và ân sủng thụ tạo (kết quả của hành động ân sủng của Chúa trong con người). Trong chủ nghĩa kinh viện, ân sủng vô tạo là một chức năng phụ thuộc của ân sủng thụ tạo. "Lý do cho quan điểm này có vẻ dễ hiểu: ân sủng vô tạo' (sự tự mình truyền đạt của Chúa cho con người, sự hiện diện của Thánh Thần) biểu thị một mối quan hệ mới giữa Chúa và con người. Mối quan hệ này chỉ có thể được xem xét dựa trên một sự thay đổi cơ bản và tuyệt đối trong chính con người, đó là cơ sở thực sự cho mối quan hệ mới thực sự với Chúa, mà trên đó mối quan hệ của Chúa với con người được xây dựng."

Trong bài viết của mình "Về Mối Quan Hệ giữa Bản Chất và Ân Sủng", Rahner nói rằng Chúa muốn “tự-thông-truyền-chính-mình”, muốn dành trọn tình yêu của mình. "Đây là điều đầu tiên và cuối cùng trong kế hoạch thực sự của Ngài, và vì thế, của thế giới thực sự của Ngài. Mọi thứ khác tồn tại chỉ để điều này có thể trở thành một: nhiệm màu vĩnh cửu của tình yêu vô hạn." [26] Tình yêu vô hạn này được nói đến cả trước và với Chúa Kitô. Nó luôn tồn tại và vẫn luôn như thế.

Trong một chú thích, Rahner giải thích rằng Chúa tạo ra con người sao cho họ có thể tiếp nhận sự truyền đạt của Chúa dưới hình thức ân sủng. Tuy nhiên, Rahner cũng rất vui mừng khi tổng kết: "Có vẻ như mình không cần phải bàn luận nhiều về siêu nhiên và tự nhiên trong việc giảng dạy như thường lệ trong trường hợp này." [27]

"Người ta có thể chứng minh, dù là nhìn lại sau này, ngoài những mầu nhiệm riêng biệt của Kitô giáo đã được ghi chép và tin nhận, ba mầu nhiệm lớn của Kitô giáo (Ba Ngôi, Sự Nhập Thể và Vinh Quang Ân Sủng) có thể được hiểu như là những phần liên kết không thể tách rời của một mầu nhiệm cơ bản duy nhất về sự tồn tại cụ thể của chúng ta, tức là, mầu nhiệm tuyệt vời nhất chính là cái đã trở nên gần gũi qua ân sủng và như vậy, cần được đón nhận bằng đức tin và tình yêu." [28] Điều này có thể được coi là hơn cả một mầu nhiệm. Tình yêu và ân sủng của Chúa là quà tặng Chúa làm cho mọi sinh vật sống và thở. Cuối cùng, Thánh vịnh nói rằng: "Ngài mở tay và làm no thỏa mọi loài sống theo ý Ngài" (Thánh vịnh 145:16).

Sự “tự-thông-truyền-chính-mình” của Thiên Chúa, nguyên nhân giải phóng cho sự tự do của chúng ta, chúng ta gọi là ân sủng biện minh và thánh hóa, ân sủng làm thánh, trong Kinh Thánh còn được gọi là Thánh Khí." [29] Thần Khí này (tiếng Hebrew là ruach) đã được sử dụng một cách dễ dàng và hiệu quả với mọi người ở mọi thời đại. Theo nghĩa này, Chúa Giêsu viết: “Cuối cùng, có những hạt rơi nhằm đất tốt, mọc lên và sinh hoa kết quả gấp trăm. Khi Chúa Giêsu nói điều này, Người kêu lên: “Ai có tai mà nghe, hãy nghe” (Lc 8:8).

Công đồng Vatican II đã mô tả công trình của Chúa như sau: "Lời của Chúa, khi được ngôn ngữ của con người diễn đạt, đã trở nên giống như tiếng nói của loài người, cũng như lời của Chúa Cha Vĩnh Cửu đã từng trở nên giống như con người qua việc nhận lấy thân xác yếu đuối của loài người."[30] Chính điều này mà người ta nói Rahner đã đóng góp công trình to lớn. Tiếp theo, ông đã phát biểu: "Chính Chúa là sự cứu rỗi và là quyền năng để chấp nhận sự cứu rỗi, sao cho sự cứu rỗi này thực sự chính là Chúa và Chúa không chỉ là nguyên nhân mà còn là bản chất thực sự của sự cứu rỗi này. Sự “tự-thông-truyền-chính-mình” của Chúa như là sự cứu rỗi cho con người và là khả năng chấp nhận sự cứu rỗi một cách tự do, mà không ảnh hưởng đến việc làm thần thánh hóa con người ở tận cùng sâu thẳm của họ, đồng nghĩa với việc toàn thể con người, ở mọi khía cạnh, trong sự thống nhất và trong mối quan hệ tương hỗ của chúng, được bao gồm." [31]


Nét Độc Đáo trong Thần Học của Rahner

Theo cách suy nghĩ của Aristotle, người có lẽ đã ảnh hưởng đến cách thức tư duy thần học của Karl Rahner trên hành trình tiếp cận Thomas Aquinas, tại đỉnh cao của sự tồn tại có trật tự là nguyên động tác nhân bất biến, người này được ông coi là Chúa. Chúa này là sự tồn tại tuyệt đối, không di động và thuần túy tinh thần. Đối với Aristotle, Chúa hoàn toàn là suy tư, người suy tư và đối tượng suy tư, đắm chìm trong việc suy ngẫm về chính mình. Vật chất tạo nên thế giới là không hoàn hảo. Vì vậy, với Chúa, không hề có vật chất nào cả. Nguyên động tác nhân bất biến là nguyên nhân của mọi chuyển động và hoạt động trong vũ trụ. Người ta thu hút thế giới về phía mình, như sinh vật sống được hấp dẫn về phía sự tồn tại hoàn hảo. Trách nhiệm thuộc về con người và tuân theo luật nhân quả.

Đối với Rahner, nguyên động tác nhân bất biến được hiểu theo khía cạnh Ba Ngôi. Qua bao thời đại, Người luôn luôn nói chuyện với loài người. Đấng này mang lại sự cứu rỗi cho con người thông qua việc Ngôi Lời nhập thể. Tuy nhiên, việc “tự-thông-truyền-chính-mình” tối hậu của Người không làm cho con người thoát khỏi trách nhiệm cá nhân và việc tham gia vào sự cứu rỗi đã được ban cho họ. Sự suy tư của Rahner về đức tin cho thấy rằng cuối cùng có ba điều mà tất cả mọi thứ đều hướng đến: mầu nhiệm của Ba Ngôi, Sự Nhập Thể và sự “tự-thông-truyền-chính-mình” của Chúa trong ân sủng và vinh quang. Ba mầu nhiệm này liên quan đến Chúa ở nơi sâu kín nhất của Người, "dù là bản thân Người (Ba Ngôi) hay cách Người “tự-thông-truyền-chính-mình” (Sự Nhập Thể và ân sủng vô tạo). Từ đó, ba mầu nhiệm Kitô giáo được hiểu một cách chính xác nhất là mầu nhiệm của sự gần gũi tuyệt đối của Chúa qua sự cốt lõi “tự-thông-truyền-chính-mình”, nơi mà sự không đồng nhất tích cực bên trong tự mình tiết lộ cho chúng ta trong sự “tự-thông-truyền-chính-mình” (quá trình thần thánh) (Ba Ngôi) và “tự-thông-truyền-chính-mình” cho chúng ta (Sự Nhập Thể và Ân Sủng)". [32]

Trong bài viết của mình về "Vai Trò của Cá Nhân trong Lịch Sử Cứu Rỗi", Rahner lập luận rằng Chúa biến người mà Người yêu quý trở thành những gì họ có thể trở thành. Ông áp dụng ý tưởng này dưới góc độ tình yêu vợ chồng. "Nếu tình yêu này của Chúa dành cho mỗi cá nhân là một tình yêu độc nhất vô nhị của thần thánh, liệu Chúa không chỉ đơn giản là ban chính mình như một thực tại công bằng và dễ tiếp cận với mọi người và được tha thứ cho mọi người, mà thay vào đó, hành động “tự-thông-truyền-chính-mình” của Chúa đến mỗi cá nhân con người là huyền nhiệm luôn mới mẻ, không thể suy luận và luôn luôn độc nhất về một tình yêu cá nhân sâu sắc và độc nhất của thần thánh, thì Người Được Yêu, qua tình yêu này, thực sự là hoàn toàn độc nhất trong mọi sự thật. Thực sự là Chúa đã gọi mỗi người bằng tên của họ." [33]

 

Khái Niệm về Việc “tự-thông-truyền-chính-mình” của Thiên Chúa trong Thần Học của Karl Rahner

Tóm tắt

Karl Rahner đã góp phần làm thay đổi thần học thế kỷ 20 qua quan điểm của mình về việc “tự-thông-truyền-chính-mình” của Thiên Chúa. Ngay từ những công trình đầu tiên, Rahner đã chia sẻ suy nghĩ của mình về việc “tự-thông-truyền-chính-mình” của Thiên Chúa cho loài người. Những thắc mắc và lo lắng trong xã hội bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá đã thôi thúc ông suy ngẫm về mối liên hệ giữa Chúa và loài người. Dựa trên việc Chúa tạo ra thế giới, ông kết luận rằng: Chúa luôn luôn tự mình trao ban. Mỗi lần mặc khải cá nhân (mặc khải tư) nhận được đều là một món quà tự Chúa ban. Ông chú trọng vào hai hình thức tự truyền đạt quan trọng: đầu tiên, Chúa đã trở nên người qua Chúa Giê-su Kitô. Chúa bước ra từ chính mình (mối quan hệ trong Ba Ngôi) đến với thế giới (việc tự truyền thông hoặc tự xa cách của Chúa).

Thứ hai, nhờ ân sủng của Chúa, con người có khả năng cảm nhận và đón nhận lòng sùng kính Chúa. Quan điểm về việc Chúa “tự-thông-truyền-chính-mình” của Rahner là một nỗ lực kéo dài suốt cuộc đời ông. Ông đã hướng dẫn tư duy thần học và cách thể hiện trở về với một cuộc gặp gỡ trực tiếp và tình yêu cá vị đặc biệt.

 

======

[1] AUGUSTINUS, Confessions X,27 = BKV vol. 18, Kempten 1914, pp. 244/5.

[2] K. Rahner, The Faith of the Christian and the Doctrine of the Church, "Voices of the Times" 190 (1972), pp. 3–19 = Complete Works, vol. 22/2, pp. 478–495, here 493.

[3] "There has never been a lack of superlatives in the evaluation of the theologian and Jesuit Karl Rahner: the most important theologian of the Catholic Church in the 20th century, the authoritative expert of the Second Vatican Council, the conqueror of school theology." R. SIEBENROCK, The Special Topic. From the center to the width. Karl Rahner – from the point of view of the "generation after", "Christ in der Gegenwart" 65 (2015) of 29 March 2015.

[4] Cf. G. HORST, The Teutonic Error. A conversation with Prelate Theobald Beer and Alma von Stockhausen: 30 DAYS in Church and World 10, vol. 2 (1992), 60–66.

[5] K. Rahner, Why we need to pray, lighthouse. Monatsschrift der Neudeutsche Jugend 18 (1924–25), pp. 310-311 = Complete Works, vol. 1, pp. 3–4.

[6] "There it is said that within the spiritual exercises, in seeking the Divine Will, instead of moving the retreatant in one direction, it is "much better" that "He Himself, the Creator and Lord, communicate Himself to His devoted soul, embrace it for His love and praise." Quoted here from Harald Fritsch, Vollendete Selbstmitteilung Gottes an seine Schöpfung, Würzburg 2006, 265 note 21

[7] H. Fritsch, Self-Communication, 266; Shortly before his death, Rahner made the connection with Ignatian spirituality. See note 25.

[8] K. Rahner, Nature and Grace according to the Doctrine of the Catholic Church, "Una Sancta" 14 (1959), p. 7481. – Radio lecture = Complete Works, vol. 5/1, pp. 160–168, here 161.

[9] K. Rahner, Why We Need to Pray, 311 The idea of the deposit for eternal life was not only thought of by Ignatius of Loyola, it is also found in the Dutch and Flemish mystics, e.g. Jan van Ruusbroec, from the 13th century. The becoming one of the loving soul with God, the immersion in the love of God, is confirmed by God's response. Biblically, it could also be a reference to the first part of the Spirit in 2 Corinthians 1:22 and 2 Corinthians 5:5.

[10] Siebenrock, op. cit.

[11] K. Rahner, Redemption Reality in the Reality of Creation, "Catholica" 13 (1959), pp. 100–127. = Complete Works, vol. 5/1, pp. 169–193, here 176.

[12] K. RAHNER, Redemption Reality, 177.

[13] Siebenrock, op. cit.

[14] K. Rahner, Self-Communication of God, In: Lexikon für Theologie und Kirche (LThK), ed. by Josef Höfer and Karl Rahner, Freiburg 1964, vol. 9, col. 627.

[15] K. Rahner, On the Concept of Mystery in Catholic Theology, In: Beständiger Aufbruch (Festschrift für Erich Przywara), ed. S. Behn, Nürnberg 1959, pp. 181-216 = Complete Works, vol. 12, 101–135, here 132/3.

[16] K. Rahner, On the Concept of Secret, op. cit. 133.

[17] K. Rahner, On the Concept of Secret, op. cit. 130/1.

[18] K. Rahner, Zur Theologie der Menschenschwerdung, In: Probleme zur Tagung : Das Christliche in einer evolutiven Welt, Herrenchiemsee 1962 (Veröffentlichungen der Paulusgesellschaft), pp. 8–12 = Complete Works, vol. 15, p. 218.

[19] K. Rahner, Thoughts on a Theology of Childhood, "Jugenddorfzeitung" 11 (1964), No. 11 (15.11.1964), pp. 4–7 = Complete Works, vol. 12, pp. 476–488.

[20] Mt 18:3.

[21] K. Rahner, Theology of Childhood, 487.

[22] In chemistry, this would be called a double bond: both the direction from God to the world and the direction of the world to God are accomplished in Jesus Christ.

[23] K. Rahner, Incarnation, in: Sacramentum mundi. Theologisches Lexikon für die Praxis, ed. K. Rahner et al., Freiburg 1968, vol. 2, p. 825.

[24] The subtle question of medieval theologians, whether God could have redeemed the world with a donkey, finds a plausible answer here: For the sake of man, God, in his love, only wanted to choose a true human being who is at the same time true God. In this way, people are not shamed of their supposed dignity.

[25] K. Rahner, Nature and Grace, In: Questions of Theology Today, ed. J. Fener, J. Trütsch ; F. Böckle, Benziger 1957, pp. 209–230 = Complete Works, vol. 5/1, pp. 111–132, here p. 121.

[26] K. Rahner, On the Scholastic Conception of Uncreated Grace, "Journal of Catholic Theology" 63 (1939), pp. 137-156 = Complete Works, vol. 5, pp. 40–62, here 44.

[27] K. Rahner, A Way to Determine the Relationship between Nature and Grace: B. An Answer, "Orientation" 14 (30.06.1950), H. 12/13, S. 141–145. – Extended version under the title On the Relationship of Nature and Grace Recorded Writings on Theology. Vol. 1. = Complete Works, vol. 5, pp. 66–83, here 76.

[28] K. RAHNER, Nature and Grace, op. cit. 77.

[29] K. Rahner, Theology in the New Testament, In: Insight and Faith (Festschrift for Gottlieb Söhngen), ed. J. Ratzinger, H. Fries, Freiburg 1962, pp. 28–44 = Complete Works, vol. 12, pp. 193–208, here 206.

[30] K. Rahner, Freedom in the Church: Complete Works, vol. 10, p. 225.

[31] Dogmatic Constitution Dei Verbum, n. 13.

[32] K. Rahner, Church, Churches and Religions, In: Theologische Akademie, ed. K. Rahner, O. Semmelroth, vol. 3, Frankfurt 1966, pp. 70–87 = Complete Works, vol. 22/2, pp. 292–306, here 295.

[33] K. Rahner, Geheimnis II. Theologisch, In: Handbuch theologischer Grundbegriffe, vol. 4, Munich 1970, p. 74 = Complete Works, vol. 12, pp. 234–239, here 239.

Chia sẻ

Khu vực thử nghiệm đơn vị tài trợ