Skip to content
Top banner

Thần học về tân văn hóa truyền thông

THTT-01
2023-07-18 12:04 UTC+7 203
1689656526-than-hoc-tan-van-hoa-truyen-thong.jpg

THẦN HỌC VỀ TÂN VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG

Nhà viết kịch Đức quốc xã Hans Johst nói: “Khi tôi nghe từ ‘văn hóa’, tôi rút súng ra”. Tôi e rằng trên đường tôi từng đi qua, Johst hẳn là sẽ bắn tôi khi thấy tôi. Vì tôi là cái mà ông ta khinh miệt nhiều nhất: Người tha thiết với văn hóa.


Tôi yêu văn hóa. Tôi yêu văn hóa cao, văn hóa thấp, văn hóa trung bình. Tôi yêu văn hóa dân gian, văn hóa bình dân, và văn hóa Giáo hội. Tôi yêu văn hóa Texas, văn hóa Hoa Kỳ, và văn hóa của nền văn minh Tây phương. Tôi quan ngại chiến tranh văn hóa và chiến tranh về văn hóa. Tôi khinh chủ nghĩa tương đối về văn hóa và bực mình về sự suy đồi văn hóa. Tôi đọc thần học về văn hóa và cách biến đổi, cứu vãn và phục hồi văn hóa. Tôi suy nghĩ về văn hóa, suy nghĩ nhiều.


Một trong các lĩnh vực mà tôi nghĩ nhiều nhất là phương tiện truyền thông trực tuyến và cách người Kitô giáo có thể sử dụng chúng để gây ảnh hưởng sự sản xuất, sự tiêu dùng, và sự mua chuộc văn hóa. Bước đầu tiên để phát triển một nền thần học văn hóa là nhận ra rằng trách nhiệm đầu tiên của chúng ta, những người Kitô giáo biết quan tâm văn hóa, là đừng phê phán văn hóa (dù đó là nhiệm vụ chính) hoặc phá hại văn hóa (một phần không thể tránh của con người) mà là những người sáng tạo văn hóa.


Mọi người đều quen chuyện trong sách Sáng Thế, chương 1, nói về cách Thiên Chúa tạo dựng nam và nữ. Điều chúng ta thường bỏ qua là 2 điều tiếp ngay sau: Thiên Chúa chúc lành cho loài người – và rồi đưa tất cả vào hoạt động (x. St 1:28).

Theo truyền thống cải cách, mệnh lệnh này thường được nói tới là Ủy nhiệm Văn hóa. Như Nancy Pearcey giải thích trong cuốn “Total Truth” (Toàn Bộ Sự Thật) của bà:


“Khi sáng thế, Thiên Chúa ban cho cái mà chúng ta có thể gọi là sự mô thả công việc đầu tiên: “Hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất và cai quản nó”. Câu thứ nhất “hãy sinh sôi nảy nở” nghĩa là phát triển thế giới xã hội: Xây dựng gia đình, nhà thờ, trường học, thành thị, chính phủ, pháp luật. Câu thứ nhì “hãy cai quản địa cầu” nghĩa là khai thác thế giới thiên nhiên: Thu hoạch mùa màng, phát triển giao thông công chánh, thiết kế máy vi tính, soạn nhạc, làm thơ, viết văn. Đoạn văn này đôi khi được gọi là Ủy nhiệm Văn hóa vì nó cho chúng ta biết rằng mục đích nguyên thủy là sáng tạo văn hóa, xây dựng văn minh – không gì hơn”.


Mùa màng, cầu đường, máy vi tính, âm nhạc, thi ca, văn chương là những ví dụ về các sản phẩm văn hóa. Các sản phẩm văn hóa là những thứ do con người tạo ra được làm bằng “kỹ xảo” (kỹ năng con người). Hàng loạt những thứ được phân loại theo thuật ngữ này hầu như là vô tận. Các sản phẩm đó bao gồm mọi thừ từ những mũi tên bằng đá tới những tòa nhà chọc trời hoặc bản nhạc “Ode to Joy” (Hoan Ca) của Beethoven. Do đó, văn hóa chỉ là một tập hợp nhiều sản phẩm trong những nhóm người.


Trong cuốn “Plowing in Hope” (Khai Khẩn Bằng Hy Vọng), David Bruce Hegeman nhận xét rằng “văn hóa là cụ thể hóa – diễn tả ở dạng cố định – của hành động văn hóa nhân loại”. Đáng tiếc, nhiều sản phẩm trên các phương tiện truyền thông mới mà chúng ta tạo ra – blog, mạng lưới xã hội, Facebook, Twitter, YouTube,… – thường không được coi là sự cụ thể hóa mà là điểm nhấn mạnh hành động văn hóa.


Hiện nay chúng ta vào một trong các kỹ thuật mạnh nhất của lịch sử nhân loại. Chúng ta không chỉ vào để biết thông tin không có sẵn về Aquinas, Newton, và Einstein, mà chúng ta còn sở hữu khả năng giao tiếp tức thời với mọi người trên toàn thế giới. Nhưng chúng ta dùng rất nhiều thời gian đọc và viết về điều phù du (ephemera); sữa nóng còn có thời gian sử dụng lâu hơn một trang blog trung bình.


Môi trường là một phần để đổ lỗi. Như Marshall McLuhan giải thích: “Đó là môi trường định hình và kiểm soát tỷ lệ và hình thái con người và hành động”. Mặc dù ông không bao giờ thấy sự phát triển của văn hóa Internet, nhà phê bình truyền thông Neil Postman (quá cố) đã tiên báo tình trạng mà chúng ta thấy mình trong đó với các dạng truyền thông mới.


Có thể bạn quen với ngạn ngữ cổ: Đối với người có cây búa, mọi thứ nhìn đều giống cây đinh. Chúng ta có thể mở rộng sự thật hiển nhiên đó: Đối với người có cây viết chì, mọi thứ nhìn đều giống một câu. Đối với người có máy quay, mọi thứ nhìn đều giống hình ảnh. Đối với người có máy vi tính, mọi thứ nhìn đều giống dữ liệu. Cũng như chính ngôn ngữ, các phương tiện truyền thông khiến chúng ta ủng hộ và đánh giá các viễn cảnh và các thành tựu nào đó.


Người viết ủng hộ một tổ chức hợp lý và cách phân tích có hệ thống, chứ không ở cách nói. Người dùng điện báo đánh giá tốc độ, chứ không ở nội quan. Người dùng truyền hình đánh giá sự trực tiếp, chứ không ở lịch sử. Và người dùng máy vi tính, chúng ta sẽ nói gì về họ? Có thể chúng ta nói rằng người dùng máy vi tính đánh giá thông tin, không đánh giá kiến thức, chắc chắn không đánh giá sự khôn ngoan.

Hầu hết mỗi trang web đều có một kho lưu trữ nhưng người dùng phương tiện truyền thông mới trung bình sẽ không bao giờ lợi dụng nguồn này. Tại sao? Vì chúng ta cho rằng bất kỳ thứ gì đã được viết (nghĩa là, tuần trước) sẽ ít thích hợp với hôm nay. Chúng ta chấp nhận khái niệm vô lý rằng tin tức mới nhất cần thiết để hiểu thời đại chúng ta hơn quá khứ. Nhưng, để diễn tả sử gia Arnold Toynbee, người dùng phương tiện truyền thông mới để cố gắng hiểu hiện tại như người lấy mũi ịn vào gương để cố gắng thấy toàn thân.


Điều này không đề nghị rằng các sản phẩm trực tuyến không bao giờ hợp thời hoặc tập trung vào tin mới cập nhật. Tôi cũng không muốn ám chỉ những người vô tư lự, ngay cả các nỗ lực bình thường cũng hoàn toàn không đáng giá. Nhưng những người này dùng quá nhiều thời gian dùng phương tiện này để luôn muốn tin rằng chúng ta không không lãng phí thời gian.


Làm sao chúng ta có thể tạo các sản phẩm trực tuyến sẽ có giá trị lâu dài? Nói cách khác, làm sao chúng ta ngăn chặn khái niệm về sự khôn ngoan từ việc lướt web? Đó là nhiệm vụ chính mà các Kitô hữu cần coi phương tiện này là trưởng thành.

Hiểu cách phương tiện truyền thông ảnh hưởng việc truyền tin mới chỉ là bước đầu. Chúng ta còn cần cân nhắc xem các sản phẩm văn hóa mà chúng ta đang tạo ra thuộc phạm trù nào và thích hợp với các mục đích của chúng ta như thế nào. Ký giả Ken Meyers cung cấp một nguyên tắc phân loại (taxonomy) văn hóa hữu ích đối với nhiệm vụ này:


Văn Hóa Dân Gian: Loại hình được tạo ra bởi một nhóm chia sẻ các mối quan hệ chung, như tính dân tộc, địa lý hoặc tôn giáo – ví dụ, truyện thần thoại.


Văn Hóa Phổ Thông: Loại hình cố gắng thu hút rất nhiều nhóm trong một xã hội đa nguyên – ví dụ, tiểu thuyết lãng mạn.


Văn Hóa Cao Cấp: Loại hình rất phong phú và được tạo ra để được nâng lên trên những việc bình thường của con người – ví dụ, cuốn “Remembrance of Things Past” (Hồi Tưởng Chuyện Xưa) của Proust.


Người Kitô giáo thêm các sản phẩm vào văn hóa dân gian trực tuyến khi chúng ta thảo luận về thần học, thảo luận về việc quan ngại các giáo phái, hoặc chia sẻ kinh nghiệm về những điều như việc sinh trưởng trong một gia đình Hàn quốc. Chúng ta tham gia vào văn hóa khi chúng ta thảo luận về chính kiến, phê bình thi phú hoặc âm nhạc, và khám phá các vấn đề về đạo đức sinh học (bioethics).


Thật không may, khó cung cấp những tấm gương về văn hóa cao cấp, vì các dạng này là tất cả mà không hiện hữu trên vương quốc Internet. Phương tiện này vẫn mới, và khoảng trống này sẽ được lấp đầy bởi các Kitô hữu sẵn sàng chấp nhận thử thách của việc nâng cấp định dạng.


Thật vậy, chúng ta quá chậm để cách mạng trong 3 lĩnh vực đó. Hiện nay, rất nhiều sản phẩm trực tuyến của người Kitô giáo có tác động: Phê bình về chính trị, xem xét hiện tượng văn hóa phổ thông, chia sẻ các liên kết các bài giảng và tin tức. Dĩ nhiên, những việc như thế là cần thiết, và tất cả chúng ta tham gia sức lao động như thế ở mức độ nào đó. Một số người có thể được gọi để tạo nội dung tác động đặc biệt. Nhưng đa số chúng ta – cả những người có khả năng và có tài – nên cố gắng tạo các sản phẩm văn hóa nguyên thủy, đừng chỉ thảo luận và chia sẻ những gì người khác đã làm.


Cuối cùng, chúng ta nên nhớ rằng dù trong Vườn Địa Đàng hoặc trên internet, công việc văn hóa của chúng ta thuộc về Tạo Hóa. Thần học gia và cựu thủ tướng Hà Lan Abraham Kuyper nhắc chúng ta: “Không có phần thế giới tinh thần nào bị cô lập với phần còn lại, không có khoảng nhỏ nào trong phạm vi hiện hữu của con người hơn phạm vi Chúa Kitô, Đấng siêu việt trên mọi loài, đừng nói: Của tôi đó!”.


VIỄN ĐÔNG (chuyển ngữ từ FirstThings.com)

[Đăng báo ĐMHCG, số 382, tháng 6-2018, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ]

 

Đọc bài viết gốc tại đây

Chia sẻ