Truyền thông (Communication) là gì? Các mô hình truyền thông cơ bản
Truyền thông (Communication) là gì? Các mô hình truyền thông cơ bản
Mục lục
1. Khái niệm truyền thông là gì?
2. Mô hình truyền thông
a. Mô hình truyền thông theo giai đoạn
b. Mô hình truyền thông của Haroll Laswell
c. Mô hình truyền thông của Claude Shannon
3. Mục đích truyền thông
4. Các dạng truyền thông
1. Khái niệm truyền thông là gì?
Truyền thông từ tiếng Anh: Communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đối, liên lạc, giao thông…
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có nghĩa là chung hay cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, xã hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội.
Theo định nghĩa của một số nhà khoa học thì lý thuyết truyền thông thể hiện mối quan hệ giữa các dữ kiện truyền thông trong hành vi của con người, và truyền thông là một quá trình có liên quan đến nhận thức (thái độ) hoặc hành vi. Giữa nhận thức và hành vi của con người bao giờ cũng có khoảng cách. Truyền thông là nhằm mục đích tạo nên sự đồng nhất hoặc ít ra cũng rút ngắn khoảng cách ấy.
Ngoài các quan niệm trên còn có các quan niệm khác về truyền thông như:
Truyền thông là quá trình truyền thông tin có nghĩa giữa các cá nhân với nhau.
Là quá trình trong đó một cá nhân (người truyền tin) truyền những thông điệp với tư cách là những tác nhân kích thích (thường là những ký hiệu ngôn ngữ) để sửa đổi hành vi của những cá nhân khác (người nhận tin).
Truyền thông xảy ra khi thông tin được truyền từ nơi này đến nơi khác.
Không phải đơn thuần là sự chuyển tải các thông điệp bằng ngôn ngữ xác định và có ý định trước mà nó bao gồm tất cả các quá trình trong đó con người gây ảnh hưởng, tác động đến một người khác.
Truyền thông xảy ra khi người A truyền thông điệp B qua kênh C đến người D với hiệu quả E. Mỗi chữ cái ở vài phạm vi là chưa được biết, và quá trình truyền thông có thể được giải thích với bất cứ chữ cái nào trong số này hay bất cứ một sự kết hợp nào.
Truyền thông (communication) là quá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt sự hiểu biết lẫn nhau v…
Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Những thành viên trong bộ lạc sử dụng truyền thông đế thông báo cho nhau nơi săn bắt, cách thức săn bát. Đó là điều kiện để tạo nên những môi quan hệ xã hội giữa người với người. Thiếu truyền thông – giao tiếp, con người và xã hội loài người khó hình thành và phát triển. Con người, từ xa xưa cho đến nay khi sống chung trong một cộng đồng cần phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau. Khi con người biết sống chung với nhau và có tổ chức thì họ cần phải có truyền thông để hiểu và bảo vệ nhau. Từ lâu người ta đã biết tổ chức các trạm ngựa phục vụ thông tin, quy định việc đốt lửa trên đỉnh núi để báo hiệu quân giặc xâm lấn bờ cõi. Những người đi rừng bẻ lá, băm vỏ cây để đánh dấu đường đi và những địa điểm nguy hiểm. Bắt đầu từ tín hiệu đơn giản, người ta thông báo cho nhau mục đích, phương pháp, cách thức hành động, tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc. Trong quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống mình, con người đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu, phát hiện thêm những hiện tượng lặp đi lặp lại của thiên nhiên. Đồng thời, trong xã hội cũng hình thành nhu cầu truyền thông, truyền bá kinh nghiệm, phương pháp lao động có hiệu quả, thông báo cho đồng loại những tri thức mới về thế giới xung quanh. Chính sự ra đời của tiếng nói là nấc thang đầu tiên quan trọng nhất của quá trình hình thành phát triển, tăng cường truyền thông – giao tiếp trong xã hội loài người.
Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những hình thức hiện đại và phức tạp của truyền thông như truyền hình, vệ tinh nhân tạo, Internet… Các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại trở thành những cái không thể thiếu được để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mỗi nền kinh tế cũng như mỗi chế độ xã hội.
Từ những phân tích trên có thể hình thành khái niệm chung về truyền thông:
Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đối trong hành vi và nhận thức.
2. Mô hình truyền thông
Để tiến hành truyền thông cần có các yếu tố sau:
1. Nguồn (Source), hoặc người gửi cung cấp (sender) đó là để khởi xướng việc thực hiện truyền thông. Đó có thể là một cá nhân nói, viết, vẽ hay làm động tác. Yếu tố” khởi xướng có thể là một nhóm người, một tổ chức truyền thông như cơ quan đài phát thanh, truyền hình, báo chí, thông tấn v…
2. Thông điệp (Message) là yếu tố thứ hai của truyền thông.
Thông điệp có thể bằng tín hiệu, kí hiệu, mã số, bằng mực trên giấy, sóng trên không trung hoặc bằng bất cứ tín hiệu nào mà người ta có thể hiểu được và được trình bày ra một cách có ý nghĩa. Điều quan trọng là thông điệp phải được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ mà người cung cấp (nguồn) và người tiếp nhận đều hiểu được. Có thể là ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ kỹ thuật trong khoa học kỹ thuật, hay ngôn ngữ văn học nghệ thuật. Bằng bất cứ cách nào, một ý nghĩa nào đó cũng phải được diễn tả bằng ngôn ngữ hiểu được trong truyền thông.
3. Mạch truyền, Kênh (Channel) là yếu tố thứ ba trong truyền thông.
Mạch truyền làm cho người ta nhận biết thông điệp bằng các giác quan. Mạch truyền là cách thể hiện thông điệp đế con người có thể nhìn thấy được qua các thể loại in hay hình ảnh trực quan, nghe thấy được qua các phương tiện nghe, nhìn qua hình ảnh, truyền hình và những dụng cụ nghe nhìn khác như: sờ, nếm, ngửi qua mẫu, hiện vật thí nghiệm.
4. Người tiếp nhận (Receiver) là yếu tố thứ tư của truyền thông. Đó là những người nghe, người xem, người giải mã, người giao tiếp. Hoặc có thể là một người, một nhóm, một đám đông thành viên của một tổ chức hay của công chúng đông đảo .
Mục đích của truyền thông là làm cho người tiếp nhận hiếu được cặn kẽ thông điệp và có những hành động tương tự. Nới một cách khác, người cung cấp, khởi xướng truyền thông khi chuyển thông điệp cho người tiếp nhận mong muôn họ biết được mình muôn thông tin gì, muôn việc làm của mình ảnh hưởng đến thái độ và cách xử sự của người tiếp nhận. Người cung cấp, khởi xướng phải cố gắng gây được ảnh hưởng và làm thay đối cách suy nghĩ và hành vi của người tiếp nhận. Việc tạo lập nên sự hiểu biết chung, sự thông cảm qua truyền thông không phải tự nhiên mà có được. Nó có vô vàn hàng rào chắn làm cho người khởi xướng, người truyền tin khó thực hiện được mục đích như: lứa tuổi, điểu kiện kinh tế xã hội, ngôn ngữ bất đồng, thái độ v.v… Những người ở các độ tuổi khác nhau rất khó thông cảm với nhau. Những người thuộc giới chính trị, trường phái tư tưởng, đãng phái khác nhau ít khi giao tiếp truyền thông có hiệu quả và khó có thể thuyết phục được nhau. Những người có chuyên môn khác nhau rất khó truyền thông khi dùng những thuật ngữ kỹ thuật v.v…
Biết được đối tượng truyền thông cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để tạo nên hiệu quả trong quá trình truyền thông. Đối tượng của truyền thông là con người. Mỗi người có thể trả lời, đáp ứng thông điệp của người khởi xướng tuỳ theo xu hướng, thái độ, trình độ học vấn, địa vị xã hội của riêng họ. Vì vậy, biết đối tượng không phải là đơn giản. Nó đòi hỏi người truyền thông phải đi sâu vào bản chất, nhu cầu, nghiên cứu kỹ dôi tương, dùng chính ngay ngôn ngữ của đối tượng để làm giảm bớt những rào chắn ngăn cách đến mức thấp nhất. Quá trình truyền thông là quá trình hai chiều.
Người khởi xướng (nguồn) và người tiếp nhận (người đọc, người nghe, người xem) phải kết hợp với nhau đế tạo nên những cái chung. Cả người cung cấp, khởi xướng và người tiếp nhận đểu phải được đưa vào trong hành động truyền thông. Người truyền thông không thể xem cái mình biết là cái cuối cùng, phải chú ý tới phản ứng và sự trả lời của người tiếp nhận. Chu kỳ: Người cung cấp thông điệp đến người tiếp nhận, được gọi là quá trình phản hồi (Feedback) một yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông. Người làm công tác truyền thông phải luôn đặt các câu hỏi: Có giành được sự chú ý của đối tượng không? Đối tượng có hiểu đúng ý nghĩa của thông điệp không? Người tiếp nhận có chấp nhận những suy nghi, hành động và thực hiện có kết quả như mong muôn của người cung cấp, khởi xướng không? Nếu đạt được các câu trả lời trên một cách tích cực có nghĩa là truyền thông có hiệu quả, nếu không đạt được thì kết quả sẽ ngược lại. Người khởi xướng phải luôn nhớ rằng, mọi tư tưởng, ý nghĩa quan trọng sẽ vô ích nếu như chúng không được truyền bá, và những kỹ năng trên lĩnh vực truyền thông sẽ vô ích khi không có những thông tin, ý nghĩa quan trọng được truyền đạt.
a. Mô hình truyền thông theo giai đoạn
Quá trình truyền thông diễn ra theo những bước nhất định mà chúng ta có thể hình dung thông qua các mô hình sau:
Hoạt động trước khi truyền thông, hai nhóm người ở hai không gian A và B chưa có sự hiểu biết và thông cảm chung.
Những nhóm người nói trên có mối liên hộ truyền thông hợp nghĩa là cùng có chung một tập hợp những tín hiệu của sự chú ý, quan tâm chung.
Những tín hiệu này có thể là ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, nhìn hoặc động tác. Muốn truyền thông có hiệu quả phải có kinh nghiệm sống của những nhóm người có sự chú ý và quan tân chung đến cùng một lợi ích. Sau khi truyền thông, mô hình giữa hai nhóm A và B được biểu thị như sau:
Trong mô hình trên A và B là không gian sông của hai nhóm người. Phần chồng lên nhau (kẻ ỏ vuông) là môi trường cho “truyền thông” giữa hai nhóm. Chính nhò sự giao tiếp này (tã tạo nên hiệu quả trong quá trình truyền thông.
b. Mô hình truyền thông của Haroll Laswell
(Harold Lasswell), nhà chính trị học nổi tiếng người Mỹ khi đưa ra đã được mọi người chấp nhận vì nó đơn giản, dễ hiểu và thông dụng.
Mô hình này bao hàm những phần tử chủ yếu của quá trình truyền thông, trong đó:
S – Ai (source, sender): Nguồn, người cung cấp, khởi xướng.
M – Nói, đọc, viết gì (message): Thông điệp, nội dung thông báo. C- Kênh (channel): Bằng kênh nào, mạch truyền nào.
R – Cho ai (receiver): Người tiếp nhận, nơi nhận.
E – Hiệu quả (effect): Hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông.
Với mô hình này của Lass-well(Laswell), mọi việc nghiên cứu có thể được tiến hành và tập trung vào những phẩn tử đó.
Phân tích nguồn (S) (Ai là người cung cấp?).
Phân tích nội dung (M) (thông điệp chứa đựng gì?).
Phân tích phương tiện (C) (kênh nào được sử dụng và sử dụng như thế nào?).
Phân tích đối tượng (R) (Ai là người nhận?).
Phân tích hiệu quả (E) (thay đối hành vi ra sao? Thông tin được phản hồi thê nào?).
c. Mô hình truyền thông của Claude Shannon
Theo lý thuyết thông tin và điều khiển học (Cybernetics) của Claude Shannon và nhiều người nghiên cứu khác, quá trình truyền thông còn được bổ sung thêm hai yếu tố: Hiện tượng nhiễu (Noise) và phản hồi (Feedback). Do đó, mô hình của Ha-rôn Lass-well(Harold Laswell) có thể bổ sung như sau:
Phản hồi (Feedback) được hiểu là sự tác động ngược trở lại của thông tin từ phía người tiếp nhận đối với người truyền tin. Phản hồi là phần tử cần thiết để điểu khiển quá trình truyền thông, làm cho quá trình truyền thông được liên tục từ nguồn đến đối tượng tiếp nhận và ngược lại. Nếu không có phản hồi, thông tin chỉ một chiều và mang tính áp đặt.
Nhiễu (Noise) luôn tồn tại trong quá trình truyền thông. ỉ)ỏ là hiện tương thông tin truyền đi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của tự nhiên và xã hội, phương tiện kỹ thuật… gây ra sự sai lệch hay kém chất lượng vể nội dung thông tin cũng như tốc độ truyền tin. Do vạy, nhiều là hiện tượng cần được xem xét, và được coi như một hiện tượng đặc biệt trong quá trình lựa chọn kênh để xây dựng nội dung thông điệp. Các dạng nhiễu có thể có như vật lý, cơ học, luân lý, tôn giáo, môi trường, cung độ, lứa tuổi, giới tính, ngôn ngữ, học vấn, dân tộc v.v… Mặt khác, nhiễu vẫn luôn được coi lả quy luật của quá trình truyền thông, nếu biết xử lý nhiễu sẽ tăng thêm hiệu quả cho quá trình truyền thông.
3. Mục đích truyền thông
Mục đích của truyền thông không được định nghĩa bởi công nghệ, cũng không phải bởi các nhà báo hay các kỹ thuật mà họ sử dụng. Thay vào đó, các nguyên tắc và mục đích của truyền thông được xác định bởi một cái gì đó nhiều hơn cơ bản: tin tức chức năng trong cuộc sống của người dân.
Tin tức là một phần của truyền thông mà giữ chúng tôi thông báo về các sự kiện thay đổi, vấn đề, và các nhân vật trong thế giới bên ngoài. Mặc dù nó có thể là thú vị hoặc thậm chí giải trí, giá trị quan trọng nhất của tin tức là một tiện ích để trao quyền cho các thông tin.
Do đó mục đích của truyền thông là cung cấp cho công chúng những thông tin mà họ cần để đưa ra quyết định tốt nhất có thể về cuộc sống của họ, cộng đồng, xã hội của họ, và chính phủ của họ.
4. Các dạng truyền thông
Truyền thông là huyết mạch của sinh hoạt nhóm và quyết định sự thành công hay thất bại của nhóm. Vì thật sự hiểu nhau và thông cảm nhau người ta mới tích cực hợp tác. Không ít khi truyền thông cản trở sự vận hành của nhóm khi nó bị tắc nghẽn, hoặc gây hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn. Cũng như nhóm, truyền thông đã trở thành một đối tượng của khoa học và cần có kiến thức về nó mới có thể sử dụng nó như một công cụ hữu hiệu.
Truyền thông không chỉ xảy ra khi có kẻ nói người nghe nhưng là một quá trình luôn tiếp diễn trong đời sống của chúng ta. Chúng ta tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài (âm thanh, màu sắc, mùi vị, cảm giác từ tiếp xúc với vật thể…) và luôn tìm cách để tự lý giải những kích thích ấy. Rồi chúng ta đáp ứng lại. Đáp ứng này có thể được bộc lộ hay thầm kín. Ví dụ một người nghe thuyết trình có thể nhiệt tiệt vỗ tay nhưng một thính giả khác lại không tỏ thái độ gì mặc dù bên trong cũng tán thành. Đáp ứng này dưới cái nhìn của người phát ra thông tin là phản hồi. Do đó truyền thông luôn là một tiến trình hai hay nhiều chiều. Và quá trình này luôn tiếp diễn.
Khi nào có yếu tố kích thích và đáp ứng lý giải yếu tố đó là có truyền thông. Ví dụ bạn sực nhớ rằng mình đã quên làm bài cho ngày mai, bạn quyết định ngày mai không đi chơi mà ở nhà làm bài. Bạn tự nói chuyện với bản thân. Đó là truyền thông nội tâm (intra-personal communication). Động tác này diễn ra suốt đời bạn.
Truyền thông cá nhân với cá nhân diễn ra giữa hai hay nhiều người (interpersonal communication). Yếu tố cần thiết là giữa họ có sự tương tác mặt giáp mặt. Cả hai đều là nguồn phát và người nhận thông tin.
Truyền thông trước công chúng (public communication) là trường hợp từ phía người nói thì chỉ có một hay vài người còn từ phía người nghe thì đông hơn nhiều. Ví dụ như một buổi diễn thuyết, một lớp học.
Truyền thông đại chúng (mass communication) là nguồn thông tin công chúng được khuếch đại qua các phương tiện kỹ thuật để truyền bá thật rộng và nhanh. Ví dụ như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet,…
(Nguồn tham khảo: Giáo trình Cơ sở lý luận & các loại hình báo chí truyền thông, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông)
Đọc bài viết gốc tại đây (lytuong.net)