Tìm kiếm

NHỮNG BÀI HỌC TỪ BẢN HƯỚNG DẪN CỦA VATICAN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Phản ứng của Giáo hội trước những thách thức của AI được đặt nền tảng trên truyền thống lâu đời về việc bảo vệ phẩm giá con người. Lấy cảm hứng từ Thông điệp Laudato Si’ và Fratelli Tutti, Vatican không chỉ xem đạo đức AI như một vấn đề kỹ thuật mà còn là một đòi hỏi mang tính tâm linh và luân lý.

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO NĂM 2025
WHĐ (12/02/2025) – Trong hai ngày 10-11/02/2025, tại Grand Palais, Pháp, đã diễn ra “Hội nghị Thượng đỉnh hành động về trí tuệ nhân tạo” do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đồng tổ chức.

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÊN CON NGƯỜI TRONG KỶ NGUYÊN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

TÁC ĐỘNG CỦA AI ĐỐI VỚI SỰ THẬT VÀ PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
WHĐ (26/02/2025) - AI (trí tuệ nhân tạo) có thể thay đổi cách chúng ta tiếp cận và diễn giải thông tin, nhưng nó không bao giờ được phép định nghĩa lại cam kết của chúng ta đối với sự thật.

NĂM CHÌA KHÓA ĐỂ NUÔI DƯỠNG SỰ PHÂN ĐỊNH TRỰC TUYẾN
WHĐ (20/02/2025) - Trong thời đại mà AI (trí tuệ nhân tạo) và thông tin sai lệch đe dọa bóp méo hiện thực, sự phân định trong môi trường kỹ thuật số không còn là điều tùy chọn - mà là điều thiết yếu.

Tuyên bố từ Hội nghị Thượng đỉnh Paris về quản lý AI
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh Paris, các nhà lãnh đạo đã quyết định khởi động một cuộc đối thoại toàn cầu về Trí tuệ Nhân tạo (AI). Chủ tịch Ủy ban châu Âu công bố một kế hoạch đầu tư khổng lồ trị giá 200 tỷ euro. Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo sẽ được tổ chức tại Ấn Độ.

Đứng trước thách thức mới của trí tuệ nhân tạo, Đức TGM Paglia kêu gọi đánh thức chủ nghĩa nhân văn châu Âu
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp - nhận thức đều mang theo những câu hỏi về đạo đức và nhân học. Nhằm bảo vệ phẩm giá và tự do của con người, Giáo hội Công giáo đang tích cực tham gia vào cuộc thảo luận về trí tuệ nhân tạo (AI) ở nhiều cấp độ khác nhau. Chủ tịch hàn lâm viện, Đức cha Vincenzo Paglia, kêu gọi châu Âu đánh thức tinh thần nhân văn trước khi tốc độ công nghệ vượt qua khả năng kiểm soát của con người.

Trí tuệ nhân tạo phải là công cụ chống nghèo đói và bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa
Trong sứ điệp gửi đến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhân Hội nghị Thượng đỉnh về Trí tuệ Nhân tạo (AI) đang diễn ra tại Paris, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn về việc tạo ra một nền tảng mà những công nghệ mới này có thể trở thành công cụ để chống lại nghèo đói, bảo vệ các nền văn hóa và phát triển bền vững.

Đức Thánh Cha kêu gọi trách nhiệm và lương tâm trong việc sử dụng và thiết kế Trí tuệ nhân tạo
Trong sứ điệp gửi đến các tham dự viên Hội nghị Mỹ Latinh lần thứ tư, với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo và Lạm dụng tình dục: Một thách thức mới cho công tác phòng ngừa”, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng trí tuệ nhân tạo tạo điều kiện cho việc sản xuất nội dung có hại và gây khó khăn cho việc bảo vệ các nạn nhân tiềm ẩn. Ngài cũng nói rằng “Khi chúng ta sử dụng hoặc thiết kế AI, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm....”.

VATICAN CÔNG BỐ MỘT VĂN BẢN THAM KHẢO VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VŨ BÃO CỦA AI
WHĐ (04/02/2025) - Ngày 28 tháng Một năm 2025, Vatican đã công bố một văn bản tham khảo dài 35 trang về mối liên hệ giữa trí thông minh nhân tạo (AI) và trí thông minh con người. “AI phải được dùng như một công cụ bổ sung cho trí tuệ con người chứ không thay thế sự giàu có của nó”, văn bản nhấn mạnh.

Suy tư của các Giáo hoàng về trách nhiệm của giới truyền thông trong việc thông tin
Các Đức Giáo hoàng đã liên tục suy tư về trách nhiệm của giới truyền thông trong việc truyền đạt và phát tin tức: đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, đó luôn là một cuộc "trao đổi qua lại", một cuộc đối thoại không được đầu hàng trước “logic của phe đối lập”.

Trí tuệ nhân tạo là cơ hội, nhưng con người có thể trở thành nô lệ của máy móc
Ngày 28/1, Toà Thánh đã công bố Văn kiện chung của hai Bộ Giáo lý Đức tin và Văn hóa – Giáo dục về mối quan hệ giữa Trí tuệ Nhân tạo và Trí tuệ Con người, rằng: “Trí tuệ nhân tạo không phải là một hình thức nhân tạo của trí tuệ, mà chỉ là một sản phẩm của trí tuệ con người”. Văn kiện nhấn mạnh tiềm năng cũng như những thách đố của trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, lao động, y tế, quan hệ con người và quốc tế, cũng như trong bối cảnh chiến tranh.