Skip to content
Top banner

HÌNH ẢNH DO trí tuệ nhân tạo TẠO RA VÀ CÁCH PHÂN BIỆT CHÚNG

THTT-01
2024-02-02 05:47 UTC+7 212
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) hầu như có mặt ở khắp mọi nơi. Nó giúp con người đẩy nhanh quá trình hoàn thành công việc. Đồng nghĩa nỗi sợ xuất hiện, công nghệ trở nên phổ biến sẽ thay thế con người. Hình ảnh do AI tạo ra phải được khai thác một cách cẩn trọng. Nó không cần thiết phải cung cấp đúng không tin

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) hầu như có mặt ở khắp mọi nơi. Nó giúp con người đẩy nhanh quá trình hoàn thành công việc. Đồng nghĩa nỗi sợ xuất hiện, công nghệ trở nên phổ biến sẽ thay thế con người. Hình ảnh do AI tạo ra phải được khai thác một cách cẩn trọng. Nó không cần thiết phải cung cấp đúng không tin. có thể trở nên thiên vị, phân biệt chủng tộc, hoặc xúc phạm. Do đó, điều quan trọng là sử dụng AI một cách thông minh. Nắm rõ những nhược điểm và sai sót tiềm tàng của nó.

Hình ảnh do AI tạo ra có thể được khai thác theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: công cụ chatbot như Google Bard và ChatGPT,… Nhưng cũng có thể dưới dạng giải pháp sáng tạo nội dung, hình ảnh. Và thậm chí cả video hay nhạc phim. Nhiều dịch vụ như Dall-E và MidjTHER cho phép bất cứ ai cũng có thể tạo hình ảnh giả mạo.

Những hình ảnh giả mạo này đôi khi hoàn hảo đến mức khó có thể phân biệt đâu là hình ảnh do AI tạo ra, đâu là ảnh thật. Chẳng hạn như ảnh chụp bằng điện thoại cao cấp. Sau đây Graphic World là một số mẹo giúp bạn phát hiện hình ảnh giả mạo. Và tránh lầm tưởng rằng mình đang xem ảnh thật.

Nhìn kỹ hơn vào người trong hình ảnh do AI tạo ra

Một trong những dấu hiệu đầu tiên bạn cần chú ý là người trong ảnh được thể hiện như thế nào. AI gặp khó khăn trong việc tái tạo chính xác các bộ phận cơ thể con người. Bởi chúng vốn dĩ rất phức tạp. Vì vậy, việc chú ý kỹ đến chi tiết này có thể giúp bạn xác định hình ảnh có gì đó bất thường hay không. Nhìn vào tay, chân, tai, và mũi. Sau đó, đánh giá xem chúng có trông tự nhiên hay không.

Ví dụ: có sự không nhất quán, chẳng hạn như số lượng ngón tay bất thường. Hình dạng dị thường hoặc vị trí kỳ lạ. Tương tự, xem xét những chi tiết trông khác lạ trên khuôn mặt, đặc biệt xung quanh mắt và tai. Nếp nhăn và môi cũng là chi tiết khó tái tạo bằng AI. Bởi chúng cần có tính nhất quán trên khuôn mặt.

Ngược lại, nếu khuôn mặt trông quá đối xứng, không phản xạ ánh sáng, hoặc không có khuyết điểm tự nhiên. Thì đó có thể là khuôn mặt do AI tạo ra. Tương tự với hàm răng nếu quá thẳng đều và trắng bóng rất khả năng là sản phẩm của AI.


ai-tao-anh-nguoi-that-1-1706834576.jpg

Kiểm tra tất cả các chi tiết hình ảnh do AI tạo ra

Bên cạnh cơ thể con người, bạn cũng cần xem xét tất cả các chi tiết trong ảnh. Chẳng hạn như trang phục và phụ kiện. Kiểm tra xem chúng có hợp lý hay không, có bóng đổ hay không, các chi tiết có được thể hiện chính xác hay không. Nếu có động vật hay hoa lá, hãy bảo đảm chúng có hình dạng, kích thước hợp lý. Đồng thời kiểm tra các chi tiết trông có vẻ quá hoàn hảo, vì chúng cũng có thể là giả

ai-tao-anh-nguoi-that-2-1706834665.jpeg

Đánh giá toàn cảnh hình ảnh do AI tạo ra

Bên cạnh các chi tiết, cần dừng lại để nhìn bức tranh toàn cảnh. Đầu tiên, hãy kiểm tra yếu tố ánh sáng và bóng tối. Bóng đổ phải thẳng hàng với nguồn sáng và khớp với hình dạng của vật thể tạo ra chúng. Tương tự với background. Nếu họa tiết lặp đi lặp lại, đó có thể là tranh giả.

Ngoài ra, hãy bảo đảm tính chân thực, phù hợp với lẽ thường tình của bức tranh toàn cảnh. 

Cuối cùng, nếu có điều gì đó khiến bạn cảm thấy khó xử, bất thường, hãy lên mạng làm rõ thực hư qua công cụ tìm kiếm. Nếu không tìm thấy gì trên mạng, hoặc chỉ có dữ liệu từ nguồn không xác định, thì hình ảnh có thể do AI tạo ra.


toan-canh-buc-anh-do-ai-tao-1706834788.jpg

Kiểm tra văn bản và nhãn dán hình ảnh do AI tạo ra

Nếu hình ảnh bạn đang xem có chứa văn bản như pa nô, nhãn dán, quảng cáo,… thì hãy xem xét chúng kỹ hơn. Văn bản do AI tạo ra có thể xuất hiện dưới dạng pixel hoặc bị kéo giãn. Tương tự, nếu có logo, hãy bảo đảm chúng là logo thật, không bị thay đổi. Đây là dấu hiệu cảnh báo hình ảnh có thể do AI tạo ra.

Hơn nữa, nếu nội dung vô nghĩa, lạc đề, hoặc chứa từ ngữ kỳ quặc. Con người chưa chắc viết như vậy, thì hình ảnh bạn xem có khả năng là giả mạo. Điều này có vẻ hiển hiên, nhưng hãy nhớ rằng chi tiết này có thể nằm trong background của hình ảnh deepfake về một nhà thám hiểm Bắc Cực; vì vậy, hãy soi kỹ chi tiết nhỏ này.

Tận dụng công cụ thông minh

Nếu bạn nghi ngờ hình ảnh là giả mạo, nhưng những mẹo kể trên không giúp đưa ra kết luận, bạn có thể chọn xác minh thông qua công cụ chuyên dụng. Công cụ đầu tiên đơn giản chỉ là tìm kiếm ngược bằng hình ảnh (reverse image search) trên Google Images hay TinEye.com, qua đó giúp bạn xác định nguồn gốc của hình ảnh, và nó có lan truyền rộng rãi trên mạng hay không. Mặc dù chúng không nhất thiết phải cho bạn biết hình ảnh có giả mạo hay không, nhưng bạn sẽ biết hình ảnh có lan truyền rộng rãi trên mạng hay không, và trong hoàn cảnh nào?

Một số công cụ AI có khả năng làm công việc này giúp bạn, đánh giá hình ảnh là thật hay do AI tạo ra. Công cụ này tương đối mới mẻ, và không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, nhưng trên mạng còn có thêm chọn lựa như DeepFake-o-meter (https://zinc.cse.buffalo.edu/ubmdfl/deep-o-meter/) cũng giúp bạn lật tẩy hình ảnh do máy tính tạo ra.

Luôn vận dụng óc phán đoán

Những mẹo kể trên chỉ mang tính hướng dẫn bạn xem xét chi tiết bất thường trong ảnh mà thôi. Chúng không thể xác nhận chắc chắn 100% hình ảnh là thật, chỉnh sửa, hay do AI tạo ra. Vì vậy, hãy luôn vận dụng óc phán đoán của mình mỗi khi chiêm ngưỡng một bức ảnh, và tâm niệm rằng nó là sản phẩm của deepfake, nhưng cũng có thể là ảnh thật.

Một số công cụ AI tạo hình ảnh ngày càng tinh vi, khó lường hơn, thậm chí đánh lừa cả người sành sỏi nhất. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều có mặt hạn chế, vẫn để lại manh mối tố cáo hình ảnh là giả, khiến bạn phải đề cao cảnh giác.

 

Đọc bài viết gốc tại đây


Chia sẻ