Skip to content
Top banner

FABC 2018: Những thách thức mới trong truyền thông xã hội

THTT-01
2022-02-25 13:08 UTC+7 643
Cuộc họp thường niên lần thứ 23 các Giám mục của Hội đồng Giám mục châu Á - thuộc Văn phòng truyền thông xã hội (FABC-OSC) cùng với các bên liên quan của Đài Chân lý Á Châu (RVA) đã được tổ chức ngày 19-23 tháng 11 năm 2018 tại Trung tâm phát triển nhân..

FABC-OSC / HỘI NGHỊ CÁC GIÁM MỤC LẦN THỨ 23

Tại Bangkok, Thái Lan, 19-23/11/2018

Những thách thức mới trong truyền thông xã hội…

Tuyên Bố Chung

Cuộc họp thường niên lần thứ 23 các Giám mục của Hội đồng Giám mục châu Á - thuộc Văn phòng truyền thông xã hội (FABC-OSC) cùng với các bên liên quan của Đài Chân lý Á Châu (RVA) đã được tổ chức ngày 19-23 tháng 11 năm 2018 tại Trung tâm phát triển nhân sự, St Gabriel, Bangkok, Thái Lan. Ba mươi tám tham dự viên (11 Giám mục, 24 linh mục và 3 giáo dân) đã cân nhắc về chủ đề này: Sự thật về “Tin tức giả”: Những thách thức mới trong truyền thông xã hội và những gì chúng ta có thể thực hiện dựa trên quan điểm Kitô giáo.

Là những người lãnh đạo của các Ủy Ban Truyền thông xã hội của Giáo hội trong các Hội đồng Giám mục Châu Á và các Giám đốc Chương trình các Ngôn ngữ của Đài Chân lý Á Châu - Radio Veritas Asia (RVA), chúng tôi nhận ra tầm mức tối quan trọng của truyền thông xã hội như là "Ân ban của Thiên Chúa". Chúng tôi canh tân cam kết của chúng tôi đối với sứ mạng loan báo Tin mừng Chúa Kitô của Giáo hội qua các phương tiện truyền thông xã hội mà công nghệ đã làm cho khả thi trong thời đại chúng ta.

Được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, Hội Nghị đã dành thời gian cầu nguyện, lắng nghe và thảo luận. Là môn đệ của Chúa Kitô, Đấng đã nói: "Tôi là Đường, Sự thật và Sự sống" (Gioan 14, 6), chúng ta hướng về Kinh thánh và Huấn quyền của Giáo hội để tiến lên với lòng can đảm trong sứ vụ của chúng ta. Chúng tôi xác tín rằng Chúa sẽ thực hiện lời hứa của Người bằng cách dẫn chúng tôi đến sự thật toàn vẹn, và sự thật sẽ giải phóng chúng tôi (x. Ga 8,32) Chúng tôi cũng thừa nhận sự hướng dẫn và linh hứng mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trao cho chúng tôi Ngày Truyền thông Thế giới năm 2018, bày tỏ hy vọng "đóng góp vào cam kết chung của chúng tôi trong việc ngăn chặn sự lan truyền của tin tức giả, tái khám phá phẩm giá của báo chí và trách nhiệm cá nhân của các nhà báo để truyền đạt sự thật."

Trong bốn ngày nghiên cứu và suy tư, chúng tôi đã được hướng dẫn trong các cuộc thảo luận của chúng tôi bởi các khóa học chuyên biệt của các nhân sự nguồn. Giáo sư Jonathan Corpus Ong, Global Digital Media, Boston, đã nói chuyện với chúng tôi qua hội nghị skype về “Cấu trúc của Thông tin sai lệch: Xem xét lại sự can thiệp dựa trên đức tin ở các nước châu Á”. Ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Kitô giáo phải đề cao đạo đức truyền thông và nâng cao nhận thức về hậu quả đạo đức và xã hội của các công nghệ truyền thông trong cuộc sống hàng ngày của các nhóm thiểu số và cộng đồng dễ bị tổn thương, và hỗ trợ họ sử dụng phương tiện kỹ thuật số để đối phó và chữa trị.

Trích dẫn dữ liệu thu được từ nghiên cứu của mình, Giáo sư Ong chỉ ra rằng sự bất ổn của tin tức giả có thể bắt nguồn từ các thực hành cũ, như tin đồn. Ngày nay có nhiều cách tinh vi trong đó tin tức giả được sử dụng để thao túng nội dung truyền thông chính thống; định hình diễn ngôn chính trị; để chú ý tới chuyện hacking (tin tặc); và để phổ biến nội dung virus. Mạng lưới thông tin sai lệch thu hút các nhà thiết kế thông tin giả và nhân viên quan hệ công chúng, nhà điều hành tài khoản giả cấp cộng đồng, người tiếp thị công ty và nhà điều hành kỹ thuật số tham gia lừa dối chính trị.

Các cộng đồng đức tin không chỉ thúc đẩy thảo luận về đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của mọi người mà còn phải tham gia vào với các học thuyết đúng đắn để hướng dẫn họ vươn lên đến sự thật và điều đáng tin cậy, để thúc đẩy lòng trắc ẩn, lòng trung thành, sự tín nghĩa và thận trọng.

Giáo sư Edson C. Tandoc Jr. của Trường Truyền thông và Thông tin Wee Kim Wee, Singapore, trong bài nói chuyện và tương tác trên skype đã nhấn mạnh cách mà truyền thông xã hội trở thành nguồn tin tức chính cho hầu hết mọi người. Ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, thích phương tiện truyền thông xã hội như nguồn tin tức giá trị cho việc giải trí của họ hơn là các nguồn thông tin uy tín và đáng tin cậy như các phương tiện truyền thông truyền thống.

Cha Joshy Xavier SJ, từ Đại học Xavier, Bhubaneswar, Ấn Độ, kêu gọi cần phải phân biệt thông tin từ các quan điểm kinh thánh và đạo đức luân lý. Những tin tức giả, dối trá và thông tin sai lệch thì trái với các giá trị của Tin Mừng, chúng nên được phản bác bởi Tin mừng. Cha đã giới thiệu Đức Giáo hoàng Phanxicô như một mẫu gương cho vai trò lãnh đạo và truyền thông kỹ thuật số.

Ông Michael Unland, Giám đốc điều hành Hội đồng Truyền thông Công giáo (CAMECO), Đức, đã chỉ ra cách chúng ta có thể làm cho các công nghệ truyền thông mới hoạt động cho những người ở vùng ngoại vi. Các tính năng có vấn đề của phương tiện truyền thông kỹ thuật số góp phần vào sự phân cực ngày càng tăng, và chính trị đang tham gia vào việc đẩy mọi người chống lại nhau trên cơ sở của chương trình nghị sự cụ thể. Ông kêu gọi một vai trò lớn hơn mà cộng đồng Công giáo ở Châu Á cần đảm nhận trong việc phát triển và thúc đẩy các hướng dẫn đạo đức để truyền thông trong một thế giới kỹ thuật số. Các nhà truyền thông và cộng đồng Kitô giáo cần khám phá các cách để tác động và định hình các nền tảng và không gian công cộng, xác định cách chúng ta truyền thông để trở nên toàn diện hơn và đóng góp cho lợi ích chung của cả cộng đồng. Chúng tôi cũng cần kết hợp những trải nghiệm của cộng đồng offline (ngoại tuyến) của mình với những trải nghiệm cộng đồng online (trực tuyến).

Hội nghị đề xuất các khuyến nghị sau đây:

1. Các Giáo hội ở Châu Á phải được đánh thức trước hiện tượng ngày càng gia tăng của tin tức giả và thông tin sai lệch ở các quốc gia khác nhau ở Châu Á và phải áp dụng các đáp trả mục vụ hiệu quả để chống lại nó.

2. Các nhà lãnh đạo Giáo hội, đặc biệt là những người chịu trách nhiệm về truyền thông, phải hợp tác và kết nối với các nhà lãnh đạo tôn giáo có cùng chí hướng, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia truyền thông và các nhóm vận động khác để giải quyết các mối quan tâm chung về truyền thông.

3. Chúng ta cần tham gia vào các cam kết quan trọng với các cá nhân và tổ chức liên quan đến việc tạo và phổ biến tin tức giả và thông tin sai lệch, buộc họ chịu trách nhiệm và nâng cao nhận thức về hậu quả hành động của họ.

4. Nhân sự cho hoạt động mục vụ phải phát triển năng lực trong lãnh vực truyền thông xã hội để giáo dục và huấn luyện các tín hữu, đặc biệt là giới trẻ, trong việc nhận diện tin tức giả và thông tin lừa đảo, và giúp họ biết biện biệt và sáng suốt hơn trong thói quen truyền thông của họ.

5. Giáo hội phải nhận biết sứ mạng của mình là chứng nhân của sự thật và biết rõ tiềm năng của mình để cung cấp tin tức và thông tin xác thực, đồng thời trở thành tiếng nói ngôn sứ cho hành động truyền thông trung thực và đáng tin cậy. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố "không ai trong chúng ta có thể cảm thấy mình được miễn trách nhiệm chống lại những sự giả dối này” (WCD, 2018).

6. Chúng ta phải tham gia có phê phán vào công tác truyền thông xây dựng cộng đồng, đặc biệt ủng hộ những người ở vùng ngoại biên, người di cư, dân tộc thiểu số và người bị gạt bên lề. Nhiệm vụ ngôn sứ của mình đòi hỏi Giáo hội cố gắng tham gia với các nhà hoạch định chính sách để ban hành luật lệ và các biện pháp bảo vệ pháp lý nhằm thúc đẩy việc truyền thông đúng đắn và xác thực.

7. Giáo hội phải nỗ lực cách chân thành để thúc đẩy việc giáo dục truyền thông kỹ thuật số và giáo dục truyền thông cho tất cả mọi người trong Giáo hội, bao gồm cả nhân sự về mục vụ được thành lập để họ trở thành người sử dụng có trách nhiệm và được thông tin về các phương tiện kỹ thuật số cho việc thông tin, đào tạo và biến đổi.

8. Chúng tôi phải phát triển một mạng lưới các chuyên gia và tổ chức truyền thông Công giáo như SIGNIS, RVA, CAMECO, NISCORT để phát triển các chương trình đào tạo, thực hiện việc nghiên cứu và đào tạo mọi người có năng lực truyền thông trong tất cả các giáo phận để thúc đẩy truyền thông lành mạnh và chống lại tin tức giả mạo. Như Giáo hoàng Phanxicô đã chỉ ra "thuốc giải độc tốt nhất cho sự giả dối không phải là chiến lược, mà là con người" (WCD 2018).

9. Chúng tôi sẽ khuyến khích và công nhận các Chuyên gia truyền thông Công giáo và các Chuyên gia khác bằng cách thiết lập và trao các giải thưởng hàng năm, chứng chỉ và các hình thức công nhận khác nhau. Chúng ta sẽ thực hiện Ngày Truyền thông Thế giới như một phương tiện để tạo ra nhận thức về các vấn đề thích hợp liên quan đến truyền thông.

10. Chúng tôi sẽ phát triển một bộ quy tắc đạo đức về cách hành xử cho những hoạt động truyền thông kỹ thuật số dựa trên các giá trị Tin Mừng, xem xét đến bối cảnh văn hóa, tôn giáo và xã hội đa dạng của Châu Á.

Đức Kitô không có sự hiện diện trực tuyến

mà là sự hiện diện của bạn…

(Meredith Gould)

Đức Kitô không có sự hiện diện trực tuyến, mà là sự hiện diện của bạn,

Không có blog, không có trang Facebook nhưng là trang của bạn,

Của bạn là những tweet mà qua đó tình yêu chạm đến thế giới này,

Của bạn là những bài viết mà qua đó Tin Mừng được chia sẻ,

Bản thân bạn là những cập nhật qua đó niềm hy vọng được tiết lộ.

Đức Kitô không có sự hiện diện trực tuyến, mà là sự hiện diện của bạn,

Không có blog, không có trang Facebook nhưng là trang của bạn…

Link tham chiếu bài viết FABC

Chia sẻ