FABC 2017: Thách thức đối với truyền thông xã hội trong một Giáo hội kỹ thuật số
FABC-OSC / HỘI NGHỊ CÁC GIÁM MỤC LẦN THỨ 22
Tại Bangkok, Thái Lan, 13/11 – 18/11/2017
“Thách thức đối với truyền thông xã hội trong một Giáo hội kỹ thuật số”
Tuyên Bố Chung
Chúng tôi, 24 tham dự viên bao gồm 5 giám mục, 17 linh mục và 2 giáo dân đã cân nhắc về chủ đề này: “Thách thức đối với truyền thông xã hội trong một Giáo hội kỹ thuật số”.
Trong bài phát biểu chính, Cha Joshy, SJ, nêu lên tầm quan trọng của Internet và Công nghệ Truyền thông đã thâm nhập sâu xa vào cuộc sống của nhiều người trên khắp thế giới. Internet, theo lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, là món quà của Thiên Chúa nên phải được dùng cho sự phát triển xã hội mà không tách rời việc công bố Tin Mừng (xem “Truyền thông phục vụ một nền văn hoá gặp gỡ đích thực” - Thông điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô cho Ngày truyền thông thế giới thứ 48 - năm 2014). Với tiềm năng to lớn và tác động tích cực trong tất cả các khía cạnh cuộc sống và hoạt động của chúng ta, internet cũng đặt ra nhiều thách thức. Chúng tôi nhận ra việc sử dụng rất rộng lớn của internet trong các hoạt động của Giáo Hội, đồng thời, nó cũng thách thức chúng ta trong các lĩnh vực Đạo đức, Thực hành mục vụ, Phụng vụ, Kitô học, Giáo hội học, Khoa thần học về cứu độ và Cánh chung học.
Sự tham gia của chúng tôi trong không gian mạng phải đặc trưng bởi kiến thức, sự biện biệt phân định và đức ái nhằm thiết lập Vương quốc của Thiên Chúa.
Ông Michael Unland công nhận thế giới số hóa là vườn nho mới, nơi mà nhờ sử dụng công nghệ internet, chúng ta có thể có sự tham gia và lãnh đạo mới trong Giáo Hội. Ông trích dẫn nhiều ví dụ thực tế và cụ thể trong đó Internet và Truyền thông xã hội được sử dụng cho việc Loan báo Tin Mừng, đồng thời cho việc quản trị mục vụ và thiêng liêng cách hiệu quả của Giáo Hội.
Ông Joseph Ubalde, nhấn mạnh tầm quan trọng của Truyền thông xã hội như một công cụ, mà nếu được sử dụng đúng đắn, có thể gặt hái những hoa trái tuyệt vời trong lĩnh vực truyền giáo và Loan báo. Ông thúc giục các nhà lãnh đạo Giáo Hội tham gia vào Truyền thông xã hội để tạo sự hiện diện cảm nhận được giữa các tín hữu và thế giới, đặc biệt là trong giới trẻ, để động viên, hướng dẫn và đi cùng họ trong hành trình cuộc sống của họ.
Khi học được tầm quan trọng của internet và phương tiện truyền thông xã hội; và cảm nhận mức độ khẩn cấp của tình hình của thế giới và Giáo hội, chúng ta, các nhà lãnh đạo Giáo hội, nên cắt đứt nỗi sợ và sự ức chế của chúng ta liên quan đến internet và truyền thông xã hội, để nắm lấy món quà tuyệt vời này và hơn thế nữa, sử dụng hiệu quả và hữu hiệu quả các sứ vụ của chúng ta. Tất cả điều đó được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công nhận là mẫu mực trong lĩnh vực này. Các thành viên bày tỏ sự sợ hãi và lo ngại về việc áp dụng internet và truyền thông xã hội trong các sứ vụ. Những lo ngại là: vấn đề quyền riêng tư, danh tiếng, dễ bị tổn thương, thể chế, các mối đe dọa, sự xói mòn các giá trị văn hóa và đặc tính, các vấn đề về bản quyền, tâm lý và hành vi tác động, sự phân tâm và tác động tiêu cực đến mối tương quan của con người. Nhiều người cảm thấy rằng chúng tôi không làm đủ để sử dụng hiệu quả sức mạnh của internet và truyền thông xã hội trong các sứ vụ của chúng tôi.
Chúng ta có khuynh hướng giới hạn mình theo cách truyền thống và công bố truyền thống mà không nhận ra rằng truyền thông xã hội và sự tương tác có thể chuyển sang các phương tiện truyền thông xã hội, ở một mức độ lớn.
Mọi người tìm đến internet để học biết kiến thức, thiết lập các mối quan hệ, giao tiếp và tìm câu trả lời cho các vấn đề của cuộc sống. Khi các hoạt động trực tuyến này được thực hiện mà không có hướng dẫn đạo đức và biện biệt, sẽ dẫn đến thất vọng và tức giận, chúng có thể rất có hại. Đây là nơi người tín hữu và dân chúng cần đến sự vững vàng, được bảo vệ và đồng hành.
Những đề nghị
1. Nâng cao nhận thức về mức độ thích hợp, tầm quan trọng và tác động của Internet và các phương tiện truyền thông xã hội trong cuộc sống và sứ vụ của chúng ta.
2. Xem internet và phương tiện truyền thông xã hội như một công cụ, do đó, hãy biện biệt cách thích đáng trong việc sử dụng có trách nhiệm bởi tất cả chúng ta.
3. Bắt đầu giáo dục truyền thông bắt buộc trong các trường học và giáo xứ, cho các sinh viên, nhân viên mục vụ và giáo lý viên. Ở mọi cấp độ, chúng ta cần các chuyên gia đến các trường lớp và dạy về các tác động tích cực và tiêu cực của phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
4. Thiết lập truyền thông quản lý và PR ở mọi cấp độ để bảo vệ Giáo Hội khỏi các cáo buộc sai trái và nhấn mạnh những yêu cầu của chúng ta với chính phủ và công chúng, không còn phải sử dụng SSS nữa; tức là, chịu đựng, thinh lặng và mỉm cười (Suffer, Silently and Smile).
5. Khuyến khích mọi người trở thành nhà sáng tạo và người quản lý các câu chuyện và tin tức tốt lành về hy vọng, tình yêu, vẻ đẹp, sự tha thứ, hòa giải và động lực. Hãy nhớ đến xã hội rộng lớn hơn để có thể vươn ra tiếp cận tất cả.
6. Đầu tư vào việc tạo ra các nhóm làm truyền thông hiệu quả và vận dụng các nguồn lực; con người, tài chính và các tài liệu, đồng thời cũng soạn ra một tập cẩm nang hướng dẫn truyền thông xã hội vì lợi ích của tất cả người sử dụng.
7. Thiết lập mối liên hệ giữa Ban Mục vụ truyền thông và Ban Mục vụ Giới trẻ; như hầu hết nhóm mục tiêu nằm trong danh mục đó. Chúng ta cũng có thể xác định tuổi trẻ tài năng, gương mẫu, những người có thể giúp các mục sư trong việc giảng dạy và hướng dẫn những người khác trong việc sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
8. Làm cho việc xóa mù truyền thông xã hội là một phần bắt buộc của các chương trình đào tạo cho các chủng sinh của chúng ta, việc này cần được đánh giá và giám sát thường xuyên.
9. Tạo một ngân quỹ bền vững ở mọi cấp độ cho việc đào tạo và công việc liên quan đến truyền thông kỹ thuật số.
10. Tổ chức việc đào tạo truyền thông kỹ thuật số thường xuyên để thực hiện các đề xuất này ở mọi cấp độ.
Lấy hình ảnh của một chiếc gậy Giám mục, chúng ta có nhiệm vụ;
a) Dẫn dắt mọi người một cách thích hợp và sử dụng hợp pháp internet và phương tiện truyền thông xã hội,
b) Cung cấp cho mọi người thông tin đúng và chính xác
c) Bảo vệ con người khỏi những nguy hiểm tiềm tàng và những cạm bẫy của phương tiện kỹ thuật số.
Link tham chiếu bài viết FABC