Skip to content
Top banner

FABC 2007: Thánh Thể như sự truyền thông

THTT-01
2022-02-25 10:44 UTC+7 211
Chúng tôi, 35 tham dự viên của Cuộc họp Giám mục hàng năm lần thứ 12 năm 2007 đến từ 15 quốc gia, và bao gồm giám mục và các thư ký của các văn phòng / ủy ban truyền thông quốc gia, các chuyên gia và những người liên quan đến lãnh vực truyền thông xã hội,

FABC-OSC / HỘI NGHỊ CÁC GIÁM MỤC LẦN THỨ 12

Tại Bangkok, Thailand, 26/11 – 1/12/2007

“THÁNH THỂ NHƯ SỰ TRUYỀN THÔNG”

TUYÊN BỐ CHUNG

Chúng tôi, 35 tham dự viên của Cuộc họp Giám mục hàng năm lần thứ 12 năm 2007 đến từ 15 quốc gia, và bao gồm giám mục và các thư ký của các văn phòng / ủy ban truyền thông quốc gia, các chuyên gia và những người liên quan đến lãnh vực truyền thông xã hội, tập trung lại ở Bangkok, Thái Lan từ ngày 26 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12, 2007. Chúng tôi suy tư và chia sẻ trên chủ đề "Thánh Thể như sự Truyền thông," những thách thức và cơ hội cho Giáo Hội ở Châu Á.

Những trình bày sâu sắc của những nhà hoạt động liên quan đến truyền thông, thần học, phụng vụ, nhân chủng học, công tác mục vụ và những tôn giáo khác giúp đào sâu hơn những hiểu biết của chúng tôi về thực tại truyền thông của Thánh Thể. Việc chia sẻ nhiều sáng kiến sáng tạo và những dự án truyền thông xã hội do các thư ký văn phòng truyền thông quốc gia cho chúng tôi một cái nhìn toàn cảnh về các diễn đàn mới (areopagus) của thế giới truyền thông và sự dấn thân của Giáo Hội tại những phần khác của Á Châu. Cùng lúc, chúng tôi được thức tỉnh với những nhiệm vụ đầy thử thách chờ đợi chúng tôi.

Tất cả những điều này đã được thực hiện trong một bầu khí thánh thiện của việc đồng hành với Chúa Giêsu Thánh Thể, qua cử hành Thánh lễ và chầu Thánh Thể. Việc chúng tôi đến với nhau đã đóng góp cho một lòng nhiệt tình mới mẻ và sự cam kết giữa chúng tôi để đào sâu và sống Thánh Thể như "hình thức thân tình của sự hiệp thông và truyền thông có thể có được trong cuộc đời" (Communio et Progressio, số 11). Chúng tôi hy vọng rằng những cân nhắc và kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các thành viên của Hội nghị trong việc chuẩn bị cho cuộc hội thảo khoáng đại kế tiếp của FABC sẽ được tổ chức vào tháng Giêng năm 2009 về chủ đề "Sống Bí tích Thánh Thể tại Á Châu."

Huấn thị Mục vụ “Communio et Progressio” (1971) thể hiện ý nghĩa sâu sắc của truyền thông như là "việc trao ban chính mình trong tình yêu" (số 11). Trong Bí tích Thánh Thể, "thời khắc cao điểm của truyền thông", việc tự hiến của Chúa Giêsu trở thành một ân ban vĩnh cửu cho chúng ta và cho toàn thế giới cho đến tận cùng thời gian. Đó là hình thức thân tình nhất và sâu xa nhất cuả hiệp thông. Nếu truyền thông xã hội có thể được định nghĩa như "việc chia sẻ ý nghĩa thông qua các dấu chỉ," thì việc chia sẻ ý nghĩa này sẽ trở thành một thực tế trong Bí tích Thánh Thể như một ân ban thần linh đối với chúng ta. Ý nghĩa của đời sống con người chỉ có thể được truyền thông cách tròn đầy trong mầu nhiệm của Chúa Giêsu Thánh Thể.

Bí tích Thánh Thể lôi kéo chúng ta vào chính sứ mạng của Chúa Giêsu: việc thông truyền ân ban thần linh của tình yêu. ĐGH Bênêđictô XVI nói với chúng ta, "Chúng ta không thể tiếp cận Bí tích Thánh Thể mà không bị lôi kéo vào trong sứ mạng, bắt đầu từ trái tim của Thiên Chúa, nghĩa là đến với tất cả mọi người" (Sacramentum Caritatis, số 84). Nhưng làm thế nào điều này có thể xảy ra mà không có sự truyền thông rộng rãi và phù hợp? Trong quá trình tìm kiếm và chia sẻ của chúng ta, chúng ta biện biệt một số định hướng cho sứ vụ truyền thông trong viễn ảnh của Bí tích Thánh Thể như là Sự Truyền thông.

Phụng vụ là hoạt động mang tính truyền thông diễn ra trong tâm điểm của cộng đoàn thông qua một loạt các dấu chỉ đa dạng, những biểu tượng, nghệ thuật và kiến trúc, âm nhạc, và ngôn ngữ cử chỉ. Thánh lễ là sự truyền thông tuyệt hảo nhất, với việc chia sẻ Lời Chúa và Thánh Thể như là yếu tố truyền thông cốt lõi. Điều này chảy tràn vào sự truyền thông với nhau trong cộng đoàn như một phần quan trọng và cần thiết của cộng đoàn Thánh Thể. Sự Hòa giải, chia sẻ và hoà bình là điều kiện tiên quyết cho sự hiệp thông như vậy. Nhìn những người khác như 'người lạ' vì phân biệt sắc tộc, giới tính, đẳng cấp, điều kiện kinh tế hay những yếu tố khác, đánh dấu sự cố đổ vỡ của truyền thông

Giáo Hội ở Châu Á, là một Giáo Hội nhập thể thật sự trong nền văn hóa châu Á (Ecclesia in Asia, số 24), nhu cầu truyền thông hỗ tương giữa các truyền thống tôn giáo và văn hóa Á châu, một mặt với ý nghĩa mang tính truyền thông sâu sắc hơn của việc chia sẻ của một bữa ăn, và mặt khác với các cộng đoàn Kitô hữu. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá hiệu quả hơn và sự sống của quyền lực truyền thông của Thánh Thể trong việc xây dựng sự hiệp thông, hòa bình và hòa hợp, như thế sẽ truyền thông khuôn mặt Á châu của Chúa Giêsu trong cộng đoàn Thánh Thể (Ecclesia in Asia, số 20).

Bữa ăn, như dấu chỉ của sự nối kết lẫn nhau với Thiên Chúa và với nhau, đang hiện diện cách đáng kể trong các nền văn hóa châu Á và mời gọi chúng ta phát triển cách hiệu quả điều này để cổ võ cho sự truyền thông thúc đẩy phát triển cộng đồng. Việc hội nhập văn hóa của Giáo Hội nói chung và của Bí tích Thánh Thể cách đặc biệt là yếu tố không thể thiếu trong sứ mạng truyền giáo của chúng ta tại Á Châu. Việc hội nhập văn hóa như vậy sẽ làm cho khuôn mặt Á châu của Chúa Giêsu trong lục địa này càng thêm sống động và hiện diện.

Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông mới có một tác động kinh khủng ảnh hưởng trên con người và đặc biệt là những người trẻ. Giáo Hội được mời gọi để khám phá những cơ hội mới và những phương cách truyền thông Tin Mừng, đặc biệt như là một cộng đoàn Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể đưa chúng ta đi vào một liên hệ thân tình với Tin Mừng, điều đó cần tìm một nơi chốn trổi vượt trong các phương tiện truyền thông mới của một thế giới hiện đại.

Các đề nghị:

1. Những kinh nghiệm của Bí tích Thánh Thể như là Sự Truyền thông phải phá đổ các rào cản của giai cấp, giới tính, tình trạng xã hội và dẫn cộng đoàn Kitô hữu đến sức mạnh biến đổi để xây dựng sự hiệp thong và chăm sóc tha nhân. Bí tích Thánh Thể phải dẫn đến sự hoà giải và phục hồi lại các mối tương quan đổ vỡ, chữa lành các chia rẽ như là những yếu tố cần thiết của một linh đạo truyền thông của Bí tích Thánh Thể.

2. Bí tích Thánh Thể như là Sự Truyền thông đem lại kết quả trong cộng đoàn, sự chia sẻ, hợp tác và tự trao ban trong phục vụ. Thế giới của chúng ta hôm nay bị đánh dấu bởi chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tiêu thụ, cạnh tranh và bạo lực. Tình hình đó cần phải vượt qua trong tinh thần của sự hiệp nhất Thánh Thể.

3. Những dấu chỉ và biểu tượng phổ biến của nền văn hóa Á châu tương thích với Tin Mừng và đức tin Kitô giáo như nghệ thuật địa phương, kiến trúc, ngôn ngữ và các giai điệu nên là thành phần của bầu khí và cử hành Thánh Thể, do đó chúng sẽ trở nên bằng chứng rằng Chúa Giêsu không đến để phá đổ nhưng làm cho cuộc sống chúng ta được kiện toàn viên mãn.

4. Những cử hành Thánh Thể như biến cố mang tính truyền thông phải giáo dục chúng ta trở thành những nhà truyền thông hiệu quả thông truyền các câu chuyện của Chúa Giêsu, Tin Mừng của tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa cho thế giới. Vì thế, các cử hành của chúng ta phải trở nên những thời khắc truyền thông mạnh mẽ trong cuộc sống của các cộng đoàn (x. Carlo Martini, "Truyền thông Đức Kitô cho Thế giới," số 60).

5. Chúng ta cần phải kết hợp một linh đạo truyền thông Thánh Thể vào tất cả các kế hoạch mục vụ và chương trình huấn luyện như Kinh thánh, giáo lý, phụng vụ và các sáng kiến xã hội.

6. Những nhà huấn luyện ở tất cả các cấp trong Giáo Hội, đặc biệt trong các chủng viện, phải nhạy bén với chiều kích truyền thông của Thánh lễ, phụng vụ và việc sai đi của Giáo Hội.

7. Chiều kích truyền thông của Thánh lễ phải được suy nghĩ rtong các chăm sóc dành cho di dân, các nhóm thiểu số văn hóa hoặc ngôn ngữ, cũng như các nhóm anh em dân tộc. Các nhà Lãnh đạo Mục vụ nên phát triển một linh đạo đặc biệt và có một nền huấn luyện đặc biệt cho cách tiếp cận truyền thông như thế.

8. Từ kinh nghiệm "Thánh Thể như là Sự Truyền thông", chúng ta nên quan tâm và tham gia tích cực trong các lễ hội địa phương và những tụ họp do những người thiện chí tổ chức để đóng góp cho hòa bình và hòa hợp giữa tất cả các dân tộc.

9. Kinh nghiệm của việc bẻ bánh cũng cần được suy tư khi chúng ta yêu thương tiếp cận với những người đau khổ xung quanh chúng ta.

10. BTTT như là Sự Truyền thông phải là một phương cách cách đặc biệt phản ánh những mong đợi, những tình huống, những vấn đề và nhu cầu của các nhóm đặc biệt như thanh niên, trẻ em, và người già.

11. Các phương tiện truyền thông hiện đại cần được sử dụng để đem những cử hành Thánh Thể đến cho những người bị cầm buộc trong nhà như những bệnh nhân và người cao tuổi, để phục vụ những nhu cầu tôn giáo và tinh thần của họ. (x. Sacramentum Caritatis, số 57).

Link tham chiếu bài viết FABC

Chia sẻ