Skip to content
Top banner

FABC 2006: việc quản trị truyền thông đối với các HĐGM

THTT-01
2022-02-25 10:34 UTC+7 259
Hội nghị về Truyền thông Xã hội của FABC về chủ đề "Việc Quản trị Truyền thông đối với các Hội Đồng Giám mục" được tổ chức tại Taytay, Rizal, Philippines từ ngày 20 đến 25 tháng 11 năm 2006. Các đại biểu HĐGM của 12 quốc gia châu Á khác nhau đưa ra những

FABC- OSC: HỘI NGHỊ CÁC GIÁM MỤC LẦN THỨ 11

Tại Taytay, Rizal, Philippines từ ngày 20 đến 25 /11/ 2006

“VIỆC QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CÁC HĐGM”

TUYÊN BỐ CHUNG

Hội nghị về Truyền thông Xã hội của FABC về chủ đề "Việc Quản trị Truyền thông đối với các Hội Đồng Giám mục" được tổ chức tại Taytay, Rizal, Philippines từ ngày 20 đến 25 tháng 11 năm 2006. Các đại biểu HĐGM của 12 quốc gia châu Á khác nhau đưa ra những xem xét dựa trên các tài liệu quan trọng của GH. Các tài liệu về truyền thông xã hội của CĐ Vatican II như Inter Mirifica (1963, số 19-20; 21) và các Huấn thị Mục vụ tiếp theo là Communio et Progresssio (1971, số 170, 171-176) và Aetatis Novae (1992, số 19-23) đã yêu cầu các văn phòng Truyền thông cấp quốc gia của các HĐGM phải được tổ chức và duy trì. Những văn phòng Truyền thông cấp quốc gia này ngoài những hoạt động khác cần có sự quan tâm đối với cá nhân những người làm công tác truyền thông cũng như việc huấn luyện Truyền thông, lẫn việc lên kế hoạch để bảo đảm cho một chương trình được tổ chức tốt cho đất nước của họ. Họ cần phải có một phát ngôn viên và cung cấp những thông tin hai chiều xuyên suốt cả bên trong và bên ngoài các hội nghị của họ.

Các Giám mục và các tham dự viên suy tư sâu xa và nghiên cứu chi tiết hơn về vai trò - chức năng và nhu cầu của các Cơ quan Truyền thông này. Một lời mời gọi thức tỉnh về sự tấn công, những ảnh hưởng và những đòi hỏi của các nền văn hóa truyền thông mới nổi lên ở châu Á. Các tham dự viên cảm thấy một nhu cầu thiết yếu cần tạo điều kiện để các Giáo Hội tại Á Châu có thể đáp ứng những thách thức này.

Các tham dự viên cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các yêu cầu do các tài liệu Giáo Hội đề ra và sẵn sàng đáp ứng các cơ hội được tạo ra bởi các phương tiện truyền thông mới và cuộc cách mạng nhanh chóng về truyền thông, sử dụng cách phù hợp các nguyên tắc Quản trị chiến lược đối với các phương tiện Truyền thông và các Hệ thống Truyền thông Liên kết.

Các Giám mục cũng suy tư và nghiên cứu về dữ liệu nguồn nhận từ các chuyên viên về truyền thông và quản trị, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải "đàm thoại chiến lược và cho 'điểm chuẩn' đối với kết quả" hơn là chỉ sản xuất. Mô hình truyền thông một chiều, đi từ đỉnh xuống không còn phù hợp chút nào cho hôm nay, trong một thế giới ngày càng gia tăng sự tương tác hàng ngang và phẳng, hơn là hệ thống cấp bậc.

Thông tin liên lạc hôm nay cũng rút ra từ việc nghiên cứu và phương pháp khoa học, thay vì từ trực giác. Do đó, truyền thông xã hội thay vì chỉ lèo lái sứ điệp, cần tìm hiểu các nhu cầu, các mong đợi và các ưu tiên khác nhau của "những bên liên quan" như các Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân và những người khác tín ngưỡng cũng như chính quyền dân sự. Điều này mời gọi việc nối mạng có hiệu quả ở các cấp độ khác nhau của Giáo Hội, bằng cách sử dụng Internet và các công cụ như e-mail, trò chuyện trên web, webinars, tin nhắn SMS, Podcasting và các phương tiện truyền thông xã hội khác. Cuộc họp GM hàng năm lần thứ 11 của các GM Á Châu đưa ra những đề nghị sau:

1. Tất cả các Hội Đồng Giám mục và các giáo phận cần phải chuẩn bị một kế hoạch mục vụ cho hoạt động truyền thông với một khung thời gian phù hợp và một viễn cảnh rõ ràng (clear vision) cũng như tuyên bố về sứ vụ (mission statement) phù hợp với vùng của họ.

2. Tất cả các Hội Đồng Giám mục và các giáo phận phải thiết lập một văn phòng truyền thông và chỉ định một người chuyên nghiệp làm toàn thời gian là giám đốc / người phát ngôn.

3. Các Giám mục cần phải bảo đảm rằng nhân sự được chỉ định cho văn phòng truyền thông và các hoạt động phải là người chuyên nghiệp, được huấn luyện chính quy và cam kết bảo đảm tính liên tục của công việc.

4. Những khoá hội thảo làm về truyền thông cần được tổ chức để làm nhạy bén và trang bị các giám mục, các vị lãnh đạo trong Giáo Hội, các chủng sinh và tu sĩ về những vấn đề liên quan đến truyền thông, sự khủng hoảng về truyền thông (bao gồm cả những cuộc phỏng vấn bất ngờ), và các phương tiện truyền thông khác liên hệ đến những cách tiếp cận và những vấn đề đang đặt ra.

5. Việc nối mạng cách thích hợp với những người làm công tác truyền thông thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị, gặp gỡ nhau nên được tổ chức cách thường xuyên và không chỉ trong thời gian có nhu cầu hoặc khủng hoảng.

6. Cần có các chương trình hỗ trợ mục vụ cho các chuyên gia trong lãnh vực truyền thông.

7. Không nên lơ là các phương tiện truyền thông truyền thống như nghệ thuật dân gian, nghệ thuật biểu diễn, múa vũ, âm nhạc và kịch nghệ, nhưng cần xem xét và phát triển như các lựa chọn khác thay cho phương tiện truyền thông mới.

8. Cần cổ võ việc giáo dục Truyền thông cho các bậc phụ huynh, những người làm công tác mục vụ, tu sĩ và giáo dân, đặc biệt trẻ em và thanh niên.

9. Ngày Truyền thông Thế giới cần được xem như một cơ hội để xây dựng ý thức về các phương tiện truyền thông giúp nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của truyền thông xã hội và cách sử dụng các phương tiện truyền thông nói chung.

10. Một mạng lưới hiệu quả của các nhà Truyền thông Công giáo Châu Á nên được cổ võ để chia sẻ những thông tin có giá trị và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuật lại câu chuyện của Chúa Giêsu.

11. Các GM, các nhà lãnh đạo GH và những người làm công tác truyền thông tại các Hội nghị cấp quốc gia và quốc tế cần phải thông truyền những kinh nghiệm đầy cảm hứng, những suy tư sâu sắc và những câu chuyện của họ với dân tộc của mình, với các giáo phận nơi họ sống và vượt ra bên ngoài nữa.

Link tham chiếu bài viết FABC

Chia sẻ