Skip to content
Top banner

FABC 2000: Một Giáo Hội đổi mới tại Á Châu: Truyền thông Tình yêu và Sự Phục vụ

THTT-01
2022-02-25 10:18 UTC+7 213
Chúng ta hiểu rằng không thể có sự phục vụ nếu không có tình yêu và vì vậy, việc phục vụ được thực hiện trong Giáo Hội qua các hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau cần phải được huy động bằng Tình yêu thánh thiêng mà Chúa Giêsu chính là mẫu gương tuyệ

FABC-OSC (Văn Phòng Truyền thông Xã hội của LHĐGMAC)

"Một Giáo Hội đổi mới tại Á Châu: Truyền thông Tình yêu và Sự Phục vụ"

HỘI NGHỊ CÁC GIÁM MỤC Á CHÂU LẦN THỨ 5

Tại Johor Bahru, Malaysia: 27/11- 2/12/ 2000

1. Truyền thông tình yêu và sự phục vụ

Chúng ta hiểu rằng không thể có sự phục vụ nếu không có tình yêu và vì vậy, việc phục vụ được thực hiện trong Giáo Hội qua các hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau cần phải được huy động bằng Tình yêu thánh thiêng mà Chúa Giêsu chính là mẫu gương tuyệt vời.

Để Truyền thông Tình yêu và Sự Phục vụ cho các dân tộc ở châu Á, chúng ta, với tư cách là các nhà truyền thông, cần trước tiên phát triển mối tương quan cá nhân với Thiên Chúa và sau đó với những khán thính giả của mình. Chúng ta phải đụng chạm đến đời sống của người khác như những con người thiêng liêng mang lại cho họ sự phục vụ (x. BM '98, 1tt). Để thức tỉnh lương tâm các dân tộc và để đấu tranh cho công bình thường có nghĩa là xây dựng những cầu nối với người dân từ những nẻo đường khác nhau của cuộc sống.

·   Cụ thể hơn, tại Châu Á hôm nay, chúng ta sẽ Truyền thông Tình yêu và Sự Phục vụ bằng cách – Đồng hoá chính mình với các dân tộc của châu Á qua việc sẵn sàng để được sử dụng và lắng nghe một cách sâu hơn. Trong quá trình truyền thông này, chúng ta được mời gọi là để hiện diện và đồng hành với con người. Sự lắng nghe này bao hàm việc được phong phú hoá bởi kinh nghiệm đức tin, sự đa dạng về văn hóa, sự khôn ngoan và các truyền thống văn học của quá khứ.

·   Một sứ vụ chữa lành được soi sáng bởi sự thật và công bình như việc chữa lành của người Sa-ma-ri nhân hậu đối với những người bị tổn thương bởi các xung đột về sắc tộc, liên tôn giáo và ngôn ngữ cũng như về chính trị, kinh tế, và sự khai thác về văn hóa.

·   Chịu đựng cách kiên nhẫn những đau khổ và tra tấn hiện nay - như Người tôi tớ đau khổ qua việc tha thứ và xót thương, và có thể giúp thay đổi tình trạng làm việc bất công với lòng dũng cảm.

·   Thăng tiến tình huynh đệ, tự do và phẩm giá con người và từ chối sự cuồng tín tôn giáo, chủ nghĩa hạ thấp con người "ghettoism" và sự loại trừ.

·   Cổ võ sự đại kết rộng hơn giữa tất cả các Kitô hữu, và cởi mở để đối thoại liên tôn (x. BM' 97, 3).

·   Gần gũi và gia tăng năng lực cho các anh chị em của chúng ta đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hoá và một nền kinh tế thị trường trong Tinh thần các giá trị của Triều đại Thiên Chúa.

·   Phát huy các hoạt động của các cộng đồng Kitô hữu cơ bản (BCC) và các nhóm truyền thống nhấn mạnh đến người trẻ và các gia đình.

2. Một Giáo Hội đổi mới Truyền thông Tình yêu và sự Phục vụ

Để làm chứng tá cho các dân tộc Á Châu về một Giáo Hội đã đổi mới và luôn luôn đổi mới, các nhà truyền thông nên tập trung vào các sự kiện thực tế dựa trên sự hiệp thông của các cộng đoàn xây dựng trên Lời Chúa (x. Một phương cách hiện diện mới của Giáo Hội Á châu, BM' 97, 1). Bởi phát huy các giá trị của sự hiệp thông này, nhà truyền thông có thể giúp cải thiện chất lượng đời sống của các dân tộc.

Một Giáo Hội được đổi mới cần đáp ứng:

·   Tiếp tục các công tác phục vụ xã hội và nhân đạo để làm phong phú thêm và gia tăng năng lực cho người dân, giúp họ đứng trên đôi chân của mình, và giữ được phẩm giá con người. Sự giúp đỡ để đáp ứng các nhu cầu không chỉ đến từ sự dồi dào của cải hoặc hỗ trợ từ nước ngoài nhưng từ những gì mà chúng ta có.

·   Là một cộng đồng chia sẻ và phản ánh lòng bác ái, bao gồm những tài năng và nguồn lực: "Hãy xem họ yêu thương nhau thế nào..." (Cv 2:43 tt, 4:32 tt)

·   Tôn trọng và đối thoại với các tôn giáo khác thông qua việc phục vụ và bác ái (x. BM'97, 3).

·   Là GH của người nghèo ("Anawim"), mở ra cho các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

·   Là một Giáo Hội có sự tham gia, nơi mà đặc biệt là vai trò của người giáo dân được công nhận (x. BM'97, 2).

·   Ý thức về các ân ban và Đoàn sủng của các thành viên, và sử dụng tất cả cho sự tăng trưởng của Giáo Hội.

·   Là một Giáo Hội làm phát sinh và phục vụ cho sự sống.

·   Đón tiếp các phương cách truyền thông mới trong việc làm chứng tá, dạy giáo lý, việc phụng tự, và loan báo Tin Mừng (x. BISCOM II, 1999).

3. Những cách thức và phương tiện của Truyền thông Tình yêu và Phục vụ

Mỗi Kitô hữu, do cách sống của mình, phải Truyền thông Tình yêu và sự Phục vụ. Những lời nói và hành động của họ phải chiếu toả Đức Kitô.

Tất cả các phương tiện truyền thông đều tuỳ thuộc quyền sử dụng của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cần phải nhấn mạnh rằng những phương tiện truyền thống, đã phát triển qua nhiều thế kỷ trong nền văn hóa của mình, chính là cội nguồi của việc truyền thông. Chính qua sự hiểu biết rõ ràng về các phương tiện truyền thống đó mà chúng ta có thể thực sự khám phá cách thức Á châu của của truyền thông qua giao tiếp và nhờ đó, khám phá ra khuôn mặt Á châu của Chúa Giêsu.

Các phương tiện truyền thông đại chúng sẵn có trong Giáo Hội hôm nay, không nên chỉ được nhìn dưới khả năng thương mại và tiêu thụ của chúng, nhưng nên được Giáo Hội sử dụng như là phương cách thay thế cho tiếng nói của mình, mà không cần biết đến những gì thương mại đạt được.

Các kỹ thuật truyền thông hiện đại (x. BISCOM II, 1999) cống hiến cho Giáo Hội những cách thức mới để truyền thông Tin Mừng, cũng như tăng cường khả năng mục vụ.

Một Giáo Hội đổi mới phải sử dụng tất cả các hình thức của truyền thông sẵn có, đặc biệt là những kỹ thuật mới đang nảy sinh. Tuy nhiên, tất cả các phát triển mới này không thể thay thế cho việc đối thoại diện đối diện.

Nhà truyền thông Công giáo nên chuyển đổi tự do giữa nhiều phương cách truyền thông khác nhau và có thể giữ quân bình việc sử dụng các phương tiện truyền thông theo tiếng gọi của Tin Mừng.

Những quan tâm đặc biệt về truyền thông trong một Giáo Hội đổi mới:

·   Một linh đạo, "chảy trào từ việc truyền thông của Thiên Chúa Ba Ngôi" (Gặp gỡ các Giám mục năm 1998) phản ánh nơi kinh nghiệm của cuộc sống hàng ngày và phù hợp với kinh nghiệm đó. Một linh đạo như thế sẽ cùng một lúc mang các chiều kích ngang và dọc, cá nhân và cộng đoàn.

·   Nhà truyền thông là những người cần phát triển một linh đạo phát sinh từ kinh nghiệm sâu sắc của chính mình về tình yêu Thiên Chúa. Một sự dấn thân sâu xa để cảm nghiệm về Đấng trao sứ điệp (Thiên Chúa Ba Ngôi), sứ điệp (tình yêu của Thiên Chúa), và những cách thức làm "chứng tá" và chia sẻ sứ điệp này (việc truyền thông chính mình cũng như các kỹ năng giao tiếp) là những yếu tố cơ bản của linh đạo này (x. BM'98).

Những lãnh vực cần quan tâm đặc biệt trong việc truyền thông của chúng ta là:

·   Các cộng đồng Kitô hữu cơ bản, các cộng đồng Kitô hữu nhỏ, việc dạy giáo lý, Tông đồ Kinh thánh, các gia đình, phụ nữ, người lao động di dân, các thanh thiếu niên, việc huấn luyện linh mục - tu sĩ, và các sáng kiến đối thoại liên tôn;

·   Hoạt động xã hội và phát triển con người;

·   Huấn luyện và đào tạo các nhà truyền thông.

Một nhà truyền thông hiệu quả phải quen thuộc với tất cả các quan tâm trên. Họ nên sống một linh đạo truyền thông sâu sắc, và đồng hoá cách mạnh mẽ chính mình với Chúa Giêsu - "nhà truyền thông hoàn hảo" (Communio et Progressio, 11).

Link tham chiếu bài viết FABC

Chia sẻ