Skip to content
Top banner

Liên hoan Các nhà báo Địa Trung Hải và giải thưởng dành cho nữ tu người Côngô

THTT-01
2023-10-23 18:31 UTC+7 155
Liên hoan các nhà báo Địa Trung Hải lần thứ XV ở Otranto, Ý, đã kết thúc vào thứ Bảy, ngày 9 tháng 9 năm 2023. Một số người đã nhận được giải thưởng vì những đóng góp xuất sắc của họ cho các vấn đề liên quan đến lưu vực Mare Nostrum. Trong đó, nữ tu Angel

LIÊN HOAN CÁC NHÀ BÁO ĐỊA TRUNG HẢI VÀ GIẢI THƯỞNG DÀNH CHO NỮ TU NGƯỜI CÔNGÔ

 

Liên hoan các nhà báo Địa Trung Hải lần thứ XV ở Otranto, Ý, đã kết thúc vào thứ Bảy, ngày 9 tháng 9 năm 2023. Một số người đã nhận được giải thưởng vì những đóng góp xuất sắc của họ cho các vấn đề liên quan đến lưu vực Mare Nostrum. Trong đó, nữ tu Angel Bipendu người Côngô đã nhận được giải thưởng danh giá cho công cuộc cứu giúp người cùng khổ, người di dân và người bệnh tật.

 

Stanislas Kambashi, SJ - Vatican City.

 

Chuyển ngữ: BBT Thần Học Truyền Thông

 

Cứu sống hơn 47.000 người di cư

 

Giải thưởng “Caravella” được trao cho Nữ tu Angel Bipendu người Côngô vì lời cam kết giải cứu các hoạt động di cư ở Lampedusa, Ý.

 

Thông qua sự đóng góp của bản thân với tư cách là một bác sĩ y khoa, Sơ Bipendu được truyền thông Ý mô tả là một nữ tu ở tuyến đầu, đã cứu sống hơn 47.000 người di cư, hầu hết đến từ Châu Phi bằng những chiếc thuyền.

 

Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 9 - Ngày hội các nhà báo Địa Trung Hải lần thứ XV ở Otranto - đã quy tụ rất nhiều các nhân vật xuất chúng trong giới truyền thông, học thuật, viện nghiên cứu và ngoại giao để thảo luận các vấn đề liên quan đến lưu vực Mare Nostrum tại Largo Porta Alfonsina - trung tâm du lịch nổi tiếng ở Lecce's. Được tổ chức vào cuối mùa hè mỗi năm trên bờ biển Adriatic của Ý, kể từ năm 2009, sự kiện văn hóa này đã trở thành điểm tham khảo để suy ngẫm về các vấn đề thời sự của Ý và quốc tế, cũng như những thách thức mà các nhà hoạt động báo chí và truyền thông phải đối mặt.

 

Sơ Bipendu được trao giải “Caravella”

 

Một trong những vấn đề nhức nhối nhất liên quan đến Biển Địa Trung Hải là vấn đề người di cư. Nhiều người di cư bất chấp nguy hiểm, cố gắng đến châu Âu bằng những chiếc thuyền không đủ tiêu chuẩn đi biển và họ thường bị chết ở Địa Trung Hải. Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả Địa Trung Hải là một trong những nghĩa trang lớn nhất của thời đại chúng ta. Những nỗ lực của các chính phủ và các tổ chức đã được tham gia bởi những người có ý thức nhân đạo, hoặc những người tham dự vào các hoạt động cứu hộ và chăm sóc khẩn cấp cho người di cư.

 

Đó là trường hợp của Nữ tu Angel Bipendu – người mà từ năm 2016 đến 2019 đã làm việc tại Lampedusa - hòn đảo nổi tiếng của Ý với việc tiếp nhận người di cư - hầu hết đều đến từ Châu Phi.

 

Trong hơn hai năm, Sơ Bipendu - người gốc Cộng hòa Dân chủ Côngô - đã tham gia với tư cách là bác sĩ y khoa trong các sứ mạng giải cứu, và đã cứu sống được 47. 282 người di cư.

 

Sau khi được công bố là người được nhận giải, Sơ Bipendu đã phát biểu với đài Vaticana - Vatican News và nói về những người được cứu, nhưng còn nhiều người khác nữa đã chết. Vào thứ Bảy, những nỗ lực của Sơ đã được ghi nhận bằng một trong những giải thưởng của lễ hội: Giải “Caravella”.

 

Phục vụ người bệnh trong mùa dịch Covid-19


1698060634-sr-nguyet-06-journalists-of-the-mediterranean-festival-award-congolese-nun-2jpeg.jpg

Sơ Bipendu là thành viên của hội dòng Disciples of the Redeemer (Môn đệ Chúa Cứu Thế), hiện đang làm việc tại Bergamo. Thành phố Milan phía đông bắc nước Ý là tâm chấn đầu tiên của đại dịch Covid-19 tại Ý. Trong đại dịch, Sơ Bipendu nhận thấy bản thân mình cũng ở tại trung tâm của cuộc khủng hoảng Covod-19, tàn phá Bergamo và phần còn lại của nước Ý. Bằng công việc đầy can đảm của mình, Sơ Bipendu đã giúp đỡ những người mắc phải căn bệnh này, khi mà thế giới chưa biết làm thế nào để đối phó với Covid-19.

 

Sơ Bipendu người Côngô đã được những người tổ chức Ngày hội Nhà báo Địa Trung Hải ở Otranto mời đến để chia sẻ tất cả kinh nghiệm của mình. Giống như lời chia sẻ với đài Vaticana - Vatican News, sơ tâm sự rằng sơ thường được đưa lên những chiếc thuyền của Guardia Costiera - lực lượng bảo vệ bờ biển Ý - nơi sơ đã làm việc hai năm với các hoạt động giải cứu người di cư ở Biển Địa Trung Hải.

 

Sơ tâm sự: “Về mặt cá nhân, đó là một trải nghiệm đã khiến tôi trưởng thành và cho tôi sự can đảm để vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình”.

 

Cuộc thám hiểm trên biển để tìm kiếm những người di cư

 

Sơ Bipendu đã kể lại lần đầu tiên sơ làm việc ở Lampedusa, hy sinh bản thân vì lợi ích của người khác. Sơ cũng làm việc ở đó với tư cách là một bác sĩ - người có nhiệm vụ đầu tiên trên thuyền cứu hộ là phân loại ai bị bệnh, ai không, và cũng là người cách ly và điều trị những người mắc các bệnh truyền nhiễm ví như bệnh lao.

 

Nhiệm vụ thứ hai của sơ trên chiếc thuyền cứu sinh, mà bản thân sơ cho là quan trọng nhất, đó là quan tâm tới nhu cầu tâm lý của những người di cư đến Lampedusa trong tình trạng bị chấn thương. Cùng với những người khác tham gia vào các hoạt động này, sơ đã lên những chiếc thuyền đi qua Địa Trung Hải từ hòn đảo đến các cảng khác ở miền Nam nước Ý như Catania, Palermo, Naples, Calabria và đem về tất cả những người mà họ đã cứu được.

 

Di cư: Xung đột và nghèo đói cùng cực

 

Ngày nay, nữ tu người Côngô ước tính rằng 70% những người di cư được hưởng lợi từ sự giúp đỡ trực tiếp của sơ đã hội nhập thành công vào xã hội châu Âu. 30% còn lại – những người sơ đang giữ liên lạc - vẫn đang tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hầu hết những người này không ở lại Ý - nơi họ “sử dụng như cửa ngõ” - nhưng họ đã định cư tại các nước châu Âu khác như Bỉ và Pháp.

 

Về lý do dẫn đến những cuộc hành trình đầy nguy hiểm, 60% những người di cư này cho biết là họ chạy trốn chủ nghĩa khủng bố như Boko Haram ở Nigeria hay các cuộc xung đột vũ trang khác ở Mali hay Somalia. Những người khác (ví như những người đến từ Ghana và các nước khác) thì cho biết, họ đang tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn.

 

Cải thiện điều kiện sống sẽ ngăn chặn tình trạng di cư ép buộc

 

Để ngăn chặn công dân của họ tiếp tục mạo hiểm mạng sống trong hoàn cảnh di cư ép buộc, Sơ Bipendu kêu gọi các nước châu Phi cải thiện chính sách có lợi cho những người gặp nguy hiểm và nghèo đói. Sơ Bipendu nói: “Sự sống là thiêng liêng… và khi chính sách của một quốc gia không có hiệu quả, sẽ là những hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu”. Đối với sơ, nếu mạng sống của người dân ở trong sự nguy hiểm hoặc phải đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực, họ sẽ buộc phải rời đi thay vì chết hoặc để bị giết.

 

Theo Sơ Bipendu, hầu hết những người di cư nhận được sự giúp đỡ của sơ đều là những người trẻ trong độ tuổi 18 – 27

 

Đọc bài gốc tại đây: Journalists of the Mediterranean Festival award Congolese nun for saving lives. - Vatican News


Chia sẻ

Khu vực thử nghiệm đơn vị tài trợ