Skip to content
Top banner

Cha Hamel, ngọn đèn chiếu sáng chống lại bạo lực báng bổ nhân danh Thượng Đế

COMMUNICATION-THEOLOGY
2024-03-30 08:20 UTC+7 81
ĐTC Phanxicô gửi lời nhắn đến buổi lễ trao giải tại Lourdes dành cho Cha Jacques Hamel, một linh mục người Pháp bị sát hại vào năm 2016, nhấn mạnh vai trò của thông tin trong việc xây dựng 'một thế giới huynh đệ hơn, nơi mọi người tôn trọng niềm tin lẫn nhau.'

Bài viết của Benedetta Capelli - Lourdes, Pháp (Pope: Fr. Hamel, a light against blasphemous violence in God’s name - Vatican News)

Chuyển ngữ: BTT Thần Học Truyền Thông

 

"Một linh mục già, tử tế, hòa nhã, huynh đệ và thanh thản trước cơn bạo lực mù quáng và quá khích của những kẻ giả mạo danh nhân danh Thượng Đế."

Đây là chân dung mô tả về Cha Jacques Hamel được phác họa trong thông điệp của ĐTC Phanxicô gửi đến Hội nghị Quốc tế Ngày Thánh Phanxicô Xavier lần thứ 27 được bắt đầu vào ngày thứ Tư tại Lourdes. Thông điệp này đã được Tổng Giám mục Celestino Migliore, Sứ thần Tòa Thánh tại Pháp, đọc tại lễ trao giải vinh danh Cha Hamel. Giải thưởng Cha Jacques Hamel năm nay được trao cho hai nhà báo: Sarah-Christine Bourihane từ Canada và Romina Gobbo từ Ý.

 

Phản đối bạo lực

Trong thông điệp của mình, ĐTC Phanxicô nhắc lại tầm quan trọng của việc lan tỏa "lời chứng không thể thay thế" của vị linh mục người Pháp bị sát hại, gọi đó là "liều thuốc chống lại bạo lực quá khích, bất khoan dung, hận thù và loại trừ người khác, điều mà thật không may xã hội chúng ta đang ngày càng phải đối mặt nhiều hơn." ĐTC nêu bật ý nghĩa của giải thưởng, gần 7 năm sau vụ ám sát Cha Hamel một cách tàn bạo tại nhà thờ giáo xứ Saint-Étienne-du-Rouvray vào ngày 26 tháng 7 năm 2016, bởi hai kẻ cực đoan Hồi giáo.

Giải thưởng nhằm mục đích thúc đẩy hòa bình và đối thoại giữa các tôn giáo, và ĐTC gọi đó là “phương tiện tốt để khuyến khích, hỗ trợ và tưởng thưởng cho những người đang nỗ lực xây dựng một thế giới huynh đệ hơn, nơi tôn trọng quan điểm của mọi người.”

Vì lẽ đó, nghề báo được mời gọi tham gia “vào quá trình hình thành và giáo dục lương tâm, đặc biệt là những người trẻ.”

Bạo lực nhân danh Thượng Đế là sự báng bổ

ĐTC đã phản ánh về cách thức thông tin sai lệch đang đặt ra một thách thức đặc biệt trong thời đại của chúng ta. Theo ngài, thông tin sai lệch nhằm mục đích “kích động mọi người chống lại nhau, đối với những người nhận thông tin nhưng đã mất đi khả năng phê phán hoặc với những người bị lợi dụng tình trạng yếu thế và nhu cầu tiếp nhận thông tin một cách nhẹ dạ cả tin.”

Điều này tạo điều kiện cho hiện tượng cực đoan hóa “đặc biệt là trong một số nhóm tôn giáo cuối cùng lại giảng dạy bạo lực nhân danh Thượng Đế, điều này là sự báng bổ. Vì lý do này, ĐTC nhấn mạnh “sự thật là yêu cầu thiết yếu của công việc báo chí phục vụ đối thoại liên tôn giáo.”

Sự thật và tính xác thực

ĐTC kêu gọi các nhà báo đi theo con đường tôn trọng độc giả, trong khi "công bố sự thật về chúng ta là ai, về những gì chúng ta tin vào, và một cách trung thực tìm hiểu những gì người khác là và tin vào, bởi đây là cơ sở không thể thiếu để sống huynh đệ trong sự tôn trọng sự khác biệt."

ĐTC Phanxicô kêu gọi các nhà truyền thông luôn "chân thực và xác thực trong mối quan hệ con người cũng như trong nghiên cứu trí tuệ." Thái độ này, theo ngài, có thể giúp sâu sắc hóa đức tin, hỗ trợ độc giả trên hành trình của họ, và lấy cảm hứng từ Tin Mừng.

Tuy nhiên, ĐTC nói thêm, các nhà báo phải cố gắng làm rõ quan điểm của người khác, không rơi vào các khuôn mẫu, trong khi "cũng có can đảm - thường xuyên là cần thiết - để lên án những sai lầm và lệch lạc không thể chấp nhận được, đặc biệt khi chúng vi phạm phẩm giá con người và tình huynh đệ."

Nhìn bằng trái tim

ĐTC Phanxicô kết thúc bằng cách mời gọi các nhà truyền thông sử dụng cả trí tuệ lẫn con tim, bằng cách “cung cấp một cái nhìn Kitô giáo về các sự kiện không chịu khuất phục trước văn hóa hung hãn.”

Lòng tốt của chúng ta, theo ngài, biến đổi “cách thảo luận và so sánh ý kiến, khi nó trở thành văn hóa trong một xã hội.”

Chia sẻ

Khu vực thử nghiệm đơn vị tài trợ