Skip to content
Top banner

Các trường Đại học Công giáo được mời gọi đón nhận trí tuệ nhân tạo bằng sự sáng tạo

THTT-01
2023-07-23 09:09 UTC+7 2149
Trong hai ngày 13 và 14/7 vừa qua, Liên minh Chiến lược của các trường Đại học Nghiên cứu Công giáo (SACRU) đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề “Tương lai của các trường Đại học Công giáo trong thời đại trí tuệ nhân tạo”.

Các trường Đại học Công giáo được mời gọi đón nhận trí tuệ nhân tạo bằng sự sáng tạo

 

Trong hai ngày 13 và 14/7 vừa qua, Liên minh Chiến lược của các trường Đại học Nghiên cứu Công giáo (SACRU) đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề “Tương lai của các trường Đại học Công giáo trong thời đại trí tuệ nhân tạo”.

 

Ngọc Yến - Vatican News

 

Liên minh Chiến lược của các trường Đại học Nghiên cứu Công giáo là mạng lưới gồm 8 trường Đại học Công giáo, hiện diện ở năm châu lục: Đại học Công giáo Úc, Đại học Boston của Mỹ, Đại học Ramon Llull ở Tây Ban Nha, Đại học Giáo hoàng Chile, Đại học Giáo hoàng Rio de Janeiro của Brazil, Đại học Sophia ở Nhật Bản, Đại học Công giáo Bồ Đào Nha, và Đại học Công giáo Thánh Tâm. Tám trường Đại học này cộng tác nhằm mục đích thúc đẩy giáo dục toàn cầu vì công ích và sự nghiên cứu liên ngành chuyên sâu.

 

Nhận thấy hiện nay trí tuệ nhân tạo ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực cuộc sống hàng ngày, ngay cả khi người ta khó nhận ra, và nhằm khám phá những thách đố và cơ hội mà các công nghệ mới đặt ra cho các trường đại học, phân tích cách có thể thúc đẩy hỗ trợ sử dụng toàn diện và tập trung vào chiều kích con người, 8 trường đại học đã quyết định tổ chức hội thảo này để thảo luận chuyên sâu về vai trò của các trường đại học trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

 

Tổng thư ký của Liên minh Pier Sandro Cocconcelli nói về cuộc gặp gỡ này: “Đó là một sự kiện chiến lược. Một cuộc gặp gỡ tập hợp các chuyên gia thuộc các chuyên ngành khác nhau ở khắp nơi trên thế giới, để thảo luận về một trong những chủ đề quan trọng nhất trong các cuộc tranh luận học thuật và trong toàn xã hội hiện nay. Mục đích là xây dựng một tài liệu chung để xem xét các quan điểm và xác định tác động của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục và nghiên cứu đại học”.

 

Giáo sư cho biết thêm rằng kết quả từ hội nghị này sẽ được tổng hợp và công bố nhằm trình bày cho công chúng các đề xuất của các trường Đại học về cách điều chỉnh sứ vụ giảng dạy và nghiên cứu làm sao cho phù hợp với thời đại AI (Trí tuệ nhân tạo).

 

Vào ngày đầu tiên 13/7, khai mạc hội thảo là viện trưởng Đại học Thánh Tâm Franco Anelli, và cũng là phó chủ tịch Liên minh Chiến lược của các trường Đại học Nghiên cứu Công giáo. Tiếp theo là bài tham luận của Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Tổng trưởng Bộ Văn hoá và Giáo dục. Cuối cùng là phần trình bày của các diễn giả đến từ các trường Đại học.

 

Vào ngày thứ hai, đại diện của tám trường Đại học đã lần lượt có bài tham luận tại phiên họp toàn thể. Sau đó có hai phiên thảo luận song song, một về giáo dục và nghiên cứu và phiên còn lại tập trung vào chức năng xã hội rộng lớn của đại học.

 

Các trường Đại học Công giáo là những cái nôi, dụng cụ thăm dò của ngày mai

 

Dựa trên nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô về trí tuệ nhân tạo, trong bài tham luận tại hội nghị, Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Tổng trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục khuyến khích các trường đại học mạnh dạn nắm bắt trí tuệ nhân tạo và các công nghệ kỹ thuật số trong khi xem xét các tác động đạo đức. Ngài nhấn mạnh cần phải ưu tiên cho hạnh phúc con người và đề cao các giá trị đạo đức.

 

Về nhiệm vụ của các Đại học Công giáo trong lĩnh vực này, Đức Hồng Y nói: “Từ các trường Đại học Công giáo người ta không chỉ mong đợi sự bảo vệ tích cực ký ức cao quý của những ngày đã qua, nhưng Đại học còn là cái nôi, dụng cụ thăm dò của ngày mai. Các trường Đại học phải đối thoại với cái mới, làm việc không mệt mỏi với các câu hỏi và các vấn đề hiện tại, đồng thời làm cho mình trở thành những phòng thí nghiệm lớn của tương lai”.

 

Ngài đề cập đến Tông huấn Ex Corde Ecclesiae - chỉ xác nhận những gì được Công đồng Vatican II khẳng định trong tài liệu Gravissimum Educationis - tuy nhiên, thúc giục các Đại học đổi mới không ngừng dựa trên khái niệm cơ bản về “nhận thức”.

 

Ưu tiên đạo đức hơn công nghệ

 

Tháng 3 vừa qua, trong bài phát biểu trước các chuyên gia công nghệ, các nhà khoa học, luật gia, triết gia và các đại diện Giáo hội tham dự cuộc gặp gỡ thường niên Minerva Dialogues, do Bộ Văn hoá và Giáo dục Toà Thánh tổ chức, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng "chỉ những hình thức đối thoại thực sự toàn diện mới có thể giúp nhận thức một cách khôn ngoan về cách thế đặt trí tuệ nhân tạo và công nghệ kỹ thuật số để phục vụ gia đình nhân loại". Đức Hồng Y nhắc lại những lời này của Đức Thánh Cha, tin chắc rằng "tương lai đòi hỏi một tầm nhìn tương tác, sự trưởng thành nhiều mặt của thực tế và sự táo bạo để chấp nhận rủi ro". Xét cho cùng, chính Đức Thánh Cha đã thường tuyên bố rằng khả năng chấp nhận rủi ro nằm trong DNA của nhà giáo dục. Chắc chắn rủi ro mà Đức Thánh Cha luôn ám chỉ là một rủi ro hợp lý, chính xác là kết quả của tất cả các đánh giá thích hợp ở đây và bây giờ. Đức Hồng Y nhận xét, thực tế, đó là vấn đề “duy trì các ưu tiên được bảo vệ thích hợp”.

 

Trích bài phát biểu của Đức Thánh Cha tại Đại hội Thế giới do Bộ Giáo dục Công giáo thúc đẩy (2015), Đức Hồng Y nhắc lại rằng chúng ta phải luôn tính đến ưu tiên của đạo đức so với kỹ thuật, tính ưu việt của con người đối với sự vật, tính ưu việt của tinh thần trên vật chất, vì "chính nghĩa của con người sẽ chỉ được phục vụ nếu kiến thức được thống nhất với lương tâm".

 

Vấn đề về AI là một vấn đề nhân học

 

Do đó, Đức Hồng Y nhấn mạnh cần phải củng cố một nền nhân loại học toàn diện coi con người là trung tâm của các quá trình chính của nền văn minh. Ưu tiên đầu tư nhiều vào việc đào tạo mỗi người để phát triển tiềm năng nhận thức, sáng tạo, tinh thần và đạo đức, và do đó có thể có khả năng đóng góp cho công ích. Các trường đại học, đặc biệt là các trường Công giáo, không sống cho mình, không sống trong một thế giới tách biệt với xã hội, trái lại cần thực hiện các bước để thực hiện các hoạt động hợp tác nhằm tạo ra một cuộc gặp gỡ giữa con người và các nền văn hóa. Điều này đòi hỏi một trí tuệ sáng tạo nhưng cũng cần một sự phân định không thể phiến diện hay không chuẩn bị trước, nhưng phải dựa trên những giá trị vững chắc của chính mình. Ở điểm này, ngài kêu gọi thực hiện điều mà Đức Thánh Cha đã khuyến khích trong chuyến viếng thăm Cagliari năm 2013, đó là đọc thực tế để tránh bị giam cầm trong các ý thức hệ, sống với thực tế không lo sợ, chạy trốn.

 

Đào tạo “thuật toán-đạo đức”

 

Theo Tổng trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục, ngày nay, một kỷ nguyên được đánh dấu bởi tác động rộng lớn của trí tuệ nhân tạo, và vẫn tiếp tục được khám phá và điều chỉnh, các trường Đại học Công giáo cần phải thực hiện trách nhiệm tế nhị của mình trước vấn đề này.

 

Kết thúc bài tham luận, Đức Hồng Y lặp lại những gì Đức Thánh Cha đã nói tại Phiên họp Toàn thể của Hàn lâm viện Toà Thánh về Sự sống trong năm 2020. Dịp đó, Đức Thánh Cha nhận định rằng có một chiều kích chính trị trong sản xuất và sử dụng trí tuệ nhân tạo, không chỉ liên quan đến việc phân phối các tiện ích cá nhân và các chức năng lý thuyết của nó. Nói cách khác, chỉ dựa vào sự nhạy cảm đạo đức của người nghiên cứu và thiết kế các thiết bị và thuật toán thôi thì chưa đủ. Trái lại, cần phải tạo ra các tổ chức xã hội trung gian bảo đảm đại diện cho sự nhạy cảm đạo đức của những người sử dụng và các nhà giáo dục. Về điều này, Đức Hồng Y nói đến một biên giới mới có thể định nghĩa là “thuật toán-đạo đức”, có nghĩa là sử dụng cách có đạo đức Trí tuệ nhân tạo, dựa trên các nguyên lý minh bạch, bao gồm trách nhiệm, công bằng, đáng tin cậy, an toàn và riêng tư. Không lo ngại sự toàn cầu hoá nhưng hy vọng, điều có nguồn gốc từ bản thể học, không phải là thứ thứ yếu cũng không phải là một sự kiện có thể xảy ra.

 

Những thách đố trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo

 

Vẫn tiếp tục hướng đến niềm hy vọng, viện trưởng Đại học Thánh Tâm, ông Franco Anelli khẳng định rằng những người sống trong thế giới đại học không thể không có niềm hy vọng về trí tuệ nhân tạo. Ông nhắc đến sự gia tăng của công nghệ trong các lĩnh vực học tập và nghiên cứu sức khoẻ đặc biệt trong thời đại dịch. Vì thế, không phải lo sợ, nhưng tin tưởng vào khả năng xây dựng một hệ thống mới. Nhìn đến năm tiếp theo - một trăm năm Liên minh Quốc tế các trường Đại học Công giáo ra đời - có nghĩa là chuẩn bị bằng cách suy nghĩ làm thế nào áp dụng các thực hành tốt nhất của các trường đại học với thế giới trí tuệ nhân tạo.

 

Những thành quả của cuộc trò chuyện trong một tài liệu về trí tuệ nhận tạo



Chủ tịch Liên minh Chiến lược của các trường Đại học Nghiên cứu Công giáo Zlatko Skrbis đã nói về tầm quan trọng của công nghệ AI trong lĩnh vực di truyền học, nghiên cứu môi trường, sinh học, trong hoạt động đối phó với biến đổi khí hậu. Các cánh cửa đang được mở cho sự cộng tác trong tất cả các lĩnh vực này. Vấn đề là việc sử dụng diễn ra với tốc độ không luôn phù hợp với khả năng học hỏi của chúng ta. Hơn nữa, một khía cạnh không thể bỏ qua liên quan đến sự công bằng, bảo mật, xác minh dữ liệu. Dù sao cũng có một niềm tin là AI giúp xây dựng các xã hội bền vững hơn, nơi không hẳn là thiếu việc làm, nhưng nó có thể được đánh giá cao khi giới thiệu các hồ sơ mới và tính chuyên nghiệp. Ngăn chặn các quá trình này bây giờ là không thể.

 

Đọc bài viết gốc tại đây

 

Chia sẻ

Khu vực thử nghiệm đơn vị tài trợ