Skip to content
Top banner

Erik Salobir: “Trí thông minh nhân tạo có thể là cơ hội để tăng cường lợi ích chung”

THTT-01
2023-05-21 10:07 UTC+7 250

Từ xe hơi tự động cho đến người cần trợ giúp, từ các chẩn đoán y khoa trị lệu đến các trò chơi video thần kỳ, đến các mạng hướng dẫn Parcoursup gây tranh luận: trí tuệ nhân tạo can thiệp gần như ở khắp mọi nơi. Chữ “gần như” còn treo đó. Với một số người, trí tuệ nhân tạo là “Cách mạng”, với một số khác là “huyền thoại vĩ đại về thời đại của chúng ta”, trí thông minh nhân tạo đặt câu hỏi cho mỗi chúng ta về quan hệ của nó với kỹ thuật công nghệ, thậm chí … với tính nhân loại của nó! Linh mục Éric Salobir là người đứng đầu mạng Optic (Dòng của những người rao giảng cho kỹ thuật, thông tin, truyền thông, Ordre des prêcheurs pour les technologies, l’information et la communication) do sáng kiến của Dòng Đa Minh, linh mục Salobir được thuyết phục: Giáo hội và tín hữu kitô không thể tỏ ra xa lạ với các kỹ thuật mới này vì Giáo hội có sứ điệp mang đến cho các nhà công nghệ, những người có nhiều khả năng lắng nghe chứ không như chúng ta nghĩ. Linh mục Salobir có nhiều ‘móc nối’ ở Thung lũng Silicon. Chúng tôi gặp linh mục ở văn phòng của cha tại Nhà Dòng Truyền Tin, quận 8, Paris, nhà Dòng có kiến trúc vừa truyền thống vừa hiện đại, đá bên cạnh kiếng. Tất cả là một biểu tượng. 


Cha nói đến trí thông minh nhân tạo như một “công nghệ đột phá”, theo cha điều này có nghĩa là gì?


Trí thông minh nhân tạo mở một kẽ hở ra trong nhiều lãnh vực, đổi mới một cách sâu đậm luật chơi. Thuật ngữ tiếng Anh là “công nghệ đột phá” (disruptive technology) có nghĩa là một công nghệ làm xáo trộn, làm phiền phức. Trong trường hợp của trí thông minh nhân tạo, nó theo dõi không những cách chúng ta làm việc, nhưng còn theo dõi những gì chúng ta làm. Đó là hình thức “sáng tạo phá hủy”, lấy lại những chữ của kinh tế gia Schumpeter: một số hoạt động biến mất, một số khác xuất hiện. Nhưng thường là chúng ta chỉ biết những gì mình đã bị lấy mất, nhưng không để ý tới những gì mình được, nên dẫn đến sự lo lắng và gạt bỏ nó. Do đó nó được gọi là nhân tạo nhưng chưa thật sự là thông minh. Sự lạm dụng thuật ngữ này lại có lợi ích trong thực tế, chưa có một chuyên gia nào trên thực tế cho rằng máy móc “thông minh” đã có sẵn. Thà nói “học việc sâu” : các kỹ thuật này nắm rất vững mọi thứ từ việc lặp đi lặp lại, công nhận, thống kê. Chúng rất mạnh nhưng vẫn còn thiếu loại thông minh mà chúng ta gọi là “hợp lý.”


Vì sao bây giờ trí thông minh nhân tạo bùng ra và điều này có ý nghĩa gì với chúng ta?


Trên hết, trí thông minh nhân tạo đã trải qua một sự tăng tốc đột ngột bởi vì bây giờ chúng ta có thể thu thập hết tất cả khả năng gom lại – qua công cụ tìm kiếm, mạng xã hội hoặc lưu trữ vào máy – các khối lượng lớn dữ liệu cần thiết cho hoạt động của nó. Nhưng một công nghệ chỉ phù được với xã hội trong chừng mực nó tương ứng với nhu cầu. Nếu tạo nên những người phục vụ (robot là từ tiếng Tiệp robota ‘công việc phục dịch’) đáp ứng cho giấc mơ lâu đời của nhân loại theo hình ảnh golem (theo truyền thuyết Do thái, Golem là tên của con quái vật làm từ bùn giống con người nhưng khỏe hơn con người), thì nó cũng là một cách để trấn an cho tình trạng riêng của mình. Nhưng chúng ta đang trong giai đoạn không chắc chắn, ít nhất là ở phía bắc phương Tây, nơi mà các cá nhân đặt câu hỏi về căn tính của họ. Nhiều rào cản xã hội bị rơi xuống, và người ta tự hỏi về thế nào là con người. Vừa hình thành một mối lo mới (con người thích sợ hãi): điều gì sẽ xảy ra khi máy nói ‘không’? Chính nỗi sợ này đáp ứng cho các luật được tưởng tượng ra bởi nhà văn khoa học giả tưởng Isaac Asimov, loại Các Bàn của Luật máy móc!”


Mặc dù, trong thực tế, khả năng nhận biết của cái gọi là máy thông minh vẫn còn kém xa so với khả năng hiểu biết của một đứa trẻ, việc thiết kế các hệ thống như thế này vượt lên tình trạng tạo vật của chúng ta để đến lượt chúng ta, chúng ta là người tạo dựng. Nhưng hành vi sáng chế là một phần của bản chất con người, mà nhiều người quên khi chống một cách có hệ thống bản chất nhân tạo. Không những công nghệ này giống chúng ta (nó chỉ là những gì chúng ta muốn), nhưng nó giống chúng ta khi xây dựng kỹ thuật. Chính vì điều đó, nó cũng là hình ảnh của một Thiên Chúa sáng tạo.


Điều này giống như chúng ta xây dựng công nghệ. Và cũng chính điều này là giống hình ảnh một Thiên Chúa sáng tạo. 


Như thế hiểm nguy không phải về phía máy, mà về phía con người?


Nguy cơ là rơi vào ngạo mạn, rơi vào thái quá. Nó không những chỉ ở phía các nhà phát triển các công nghệ này, mà còn ở phía người dùng, họ có thể có ấn tượng toàn năng nhờ vào kỹ thuật này. Giấc mơ toàn năng này là mầm mống của các vỡ mộng, và còn có nguy cơ “tự cho mình là Chúa”, chắc chắn nó có nhiều ở đây hơn là ở việc tạo ra các cỗ máy nhân tạo. Từ quan điểm này, khoa học giả tưởng phục vụ chúng ta, vì nó cho phép chúng ta khám phá miễn phí một số nguy cơ nào đó, và từ đó giúp chúng ta lãnh hội chúng. Đây là, ví dụ trường hợp của bộ phim Ex Machina (của Alex Garland, 2015), đặt chúng ta đối đầu với một trí thông minh nhân tạo cực kỳ thực tế.


Trí thông minh nhân tạo có thể ảnh hưởng như thế nào đến tính xã hội của chúng ta, mối quan hệ của chúng ta với người khác, hoặc thậm chí là sống chung với nhau?


Một phần đây là những công nghệ hòa giải, chủ yếu khuyến khích giao tiếp qua trung gian giao tiếp tức thời. Như thế cả hai đều bổ sung cho nhau. Giao tiếp trung gian là mở kẽ hở; nó đến để lấp đầy chỗ trống trong giao tiếp. Chẳng hạn khi tôi ở xa người thân, tôi đăng hình lên. Như bất cứ một công nghệ mới nào, nguy cơ nằm ở độ lệch của nó. Một số vụ bê bối gần đây đã cho thấy tác động mạnh mẽ của việc dùng sai các mạng xã hội về việc hoạt động đúng đắn cho dân chủ. Nhưng nếu chúng ta có phương tiện, trí thông minh nhân tạo có thể là cơ hội để tăng cường lợi ích chung. Điều quan trọng là giữ cho xã hội “trong vòng”. Một số người nghĩ rằng việc thay thế người bằng máy thì chỉ như thay đổi một cấu trúc trong dây chuyền. Nhưng nó còn hơn thế nữa!


Chẳng hạn lấy ví dụ về luật pháp, con người thực hiện công lý nhân quả: bạn phạm một hành vi bất hợp pháp, bạn bị xử phạt. Máy tính mang công bằng của sự tương quan: các biện pháp cưỡng chế có thể áp đặt nếu bạn chỉ ở giai đoạn có ý định, hoặc tệ hơn, vì bạn thuộc về một nhóm các cá nhân mà theo thống kê, có nhiều khả năng hành động hơn. Giữa hai bên, sống cùng nhau có thể bị ảnh hưởng. Từ đó, một tiêu chỉ đạo đức tốt là hỏi xem công nghệ phát triển có giúp chúng ta nhân văn hơn khi sống chung với nhau hay không.


Một cách cá nhân, làm thế nào trí thông minh nhân tạo đưa chúng ta suy nghĩ lại một cách nhân văn không? Có hiểm nguy nào giảm thiểu để chỉ còn thấy con người chỉ là một tinh thần trong cái hộp không?


Con người được xác định, giữa các yếu tố khác, qua cách nhận thức những gì xung quanh nó. Giảm thiểu con người là loại bỏ tất cả những gì không thể mô hình hóa trên quan điểm toán học. Trong trường hợp này, mọi thứ được dự đoán và mọi thứ đều được giải quyết. Về lâu dài, nguy hiểm là sống trong một xã hội mà con người không còn chịu đựng một rủi ro nhỏ nào và xem mọi chuyện phải được lên kế hoạch. Thêm nữa, con người có nguy cơ giao phó cho máy khả năng gánh vác trách nhiệm của mình, và, mặt khác, là chờ đợi sự siêu trách nhiệm hóa nơi người khác.


Các vấn đề mà trí thông minh nhân tạo có thể đặt ra không đến từ công nghệ mà từ cách con người sử dụng nó.


Vậy, để mượn từ vựng của ngành phân tâm học, con người trở thành con người hơn khi con người đau buồn cho sự toàn năng ấu trĩ, như khi chúng ta đô hộ người nô lệ để phục vụ chúng ta, và chấp nhận các nỗ lực đó đôi khi cần thiết. Và trên tất cả, ngày mà người ta nhận trách nhiệm của mình: đó là điều mà bài thơ tuyệt vời của Rudyard Kipling, bài Con sẽ là một người, con trai cha (1910). Một số cách sử dụng trí thông minh nhân tạo làm cho chúng ta trở thành người không có trách nhiệm, từ đó đụng vào tính nhân văn của chúng ta. Nhưng chúng ta đừng để bị lừa: các vấn đề mà trí thông minh nhân tạo có thể đặt ra không đến từ công nghệ mà đến từ cách con người chấp nhận và sử dụng nó. Và đây là một hình thức trách nhiệm: chúng ta phải là con người trọn vẹn, để máy là máy trọn vẹn. 


Có phải ở đây là trách nhiệm của chính trị không?


Theo nghĩa này, báo cáo được nhà toán học nghị viên Cédric Villani gởi lên Tổng thống Pháp vào tháng 3 năm 2018 là đáng khích lệ. Bởi vì nếu ban đầu, nhiệm vụ của nó có vẻ như định hướng kinh doanh, nhưng văn bản cuối cùng tranh luận về “một trí thông minh nhân tạo phục vụ cho con người”: đó là một chuyển động rất tích cực. Vẫn còn xem liệu ý kiến công chúng sẽ cho phép chính trị hướng dẫn các dự án này không, cho một số ngành chuyên sâu như cải cách giáo dục, biến đổi thị trường lao động … Bởi vì chúng sẽ thực sự thích đáng nếu làm đến nơi đến chốn. 


Đâu là tiếng nói của Giáo hội? Các tín hữu kitô có trách nhiệm đặc biệt nào không?


Giáo hội có kinh nghiệm, một kinh nghiệm sống, đó là kho báu để chia sẻ từ quan điểm nhân loại học. Đối diện với nhiều loại nhân chủng học lắp ráp, hoặc ngắt kết nối tinh thần khỏi thể xác, trong đó chúng ta sẵn sàng bỏ đi một phần nhân văn của mình, Giáo hội thực sự am tường về những gì là con người. Giáo hội đã trải qua đủ trạng huống và văn hóa khác nhau, để có thể nói đâu là các nền tảng chung của nhân loại và đưa ra các giới hạn không được vượt qua. Nhưng còn hơn là việc cung cấp các câu trả lời, Giáo hội có thể chất vấn theo một cách khác, nên Giáo hội có thể nói chuyện với các nhà phát triển công nghệ cũng như với người tiêu người dùng, chính trị gia và nhà quản lý. Thay vì đưa ra các văn bản có thể nhanh chóng bị lỗi thời do các tiến bộ kỹ thuật, con đường ưu tiên của tôi là đối thoại. Đây là những gì chúng tôi đang cố gắng làm qua mạng Optic, khi cá cược với các lãnh vực liên ngành khác nhau. Giáo hội không những chỉ mang lại rất nhiều, nhưng Giáo hội còn học hỏi ở đó. Có một sự khẩn thiết để đào tạo, không quá nhiều với các công nghệ này, nhưng đặc biệt là tương tác với chúng. Một số nhân viên chung quanh Đức Phanxicô và cả chính ngài đều hiểu rằng trí thông minh nhân tạo là chủ đề chính. Đức Phanxicô là người rất được lắng nghe. Thật đáng ngạc nhiên khi thấy uy quyền đạo đức của ngài có tác động trên các nhà ra quyết định cấp cao nhất, những người thường gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và những người lãnh đạo ý kiến quần chúng. Các công ty ở Thung lũng Silicon lắng nghe nhiều hơn là chúng tôi nghĩ: có những tương tác có thể có, chỉ cần chúng ta kích động họ.


Cha có nghĩ Giáo hội có thể giúp xây dựng tầm nhìn châu Âu về trí thông minh nhân tạo, một lãnh vực cần phát triển không?


Giáo hội đã phát triển một tầm nhìn đặc biệt về nhân văn của mình, tương tác với triết học lục địa. Do đó, Giáo hội được trang bị một thiết bị khái niệm có thể giúp các nhà phát triển trí thông minh nhân tạo, đặc biệt là những người mong khám phá các con đường khác hơn là các con đường vay mượn của các nhân vật chính hiện nay như Trung quốc và Hoa Kỳ. Châu Âu có thể dựa vào nền tảng này để phát triển các giải pháp kỹ thuật đáp ứng cho các mong chờ của mình. Là một thể chế, Giáo hội góp phần vào việc tranh luận, nhưng Giáo hội cũng là một dân tộc của các tín hữu. Mỗi kitô hữu đều được kêu gọi để nắm lấy chủ đề này, một chủ đề có tác động trên nền kinh tế và xã hội của chúng ta rất mạnh. Là người tiêu dùng và cũng là công dân, cũng như trong công việc của mình, người tín hữu có thể mang đến dấu ấn của mình. Như vậy, có thể mở một con đường thực dụng cho những người xấu miệng gào lên đây là chuyện bi thảm hay những người ngây thơ nghĩ mọi chuyện rồi sẽ xảy ra tốt đẹp. 


Linh mục Éric Salobir: Cựu giám đốc ngân hàng, vào Dòng Đa Minh năm 2000, người đam mê vi tính, cha đã thành lập mạng Optic, một nhóm chuyên gia suy nghĩ về đạo đức công nghệ mới. Linh mục là nhà tư vấn cho Vatican.


Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch


Đọc bài viết gốc tại đây

Chia sẻ